Bạn đang xem bài viết Bà Bầu 3 Tháng Đầu Nên Kiêng Ăn Những Gì? được cập nhật mới nhất trên website Grandesecole.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với bà bầu thì 3 tháng đầu tiên là 3 tháng vô cùng quan trọng, đây cũng là giai đoạn khó khăn của không ít chị em gặp phải. Trong 3 tháng này, bà bầu nên có chế độ kiêng cử hợp, ăn uống hợp lí để tránh trường hợp bị sảy thai, động thai. Vậy bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn những gì để đảm bảo thai nhi phát triển tốt?
Chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu
3 tháng đầu là giai đoạn mang thai khó khăn nhất trong suốt 9 tháng của bà bầu. Đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành, phát triển các giác quan, cùng với một số bộ phận của cơ thể. Nếu giai đoạn này mẹ không có kiến thức chăm sóc tốt sẽ khiến thai nhi gặp nhiều nguy hiểm, đặc biệt thời gian này mẹ thường dễ bị động thai, sảy thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, thực hiện các buổi thăm khám đầy đủ cũng là cơ hội để mẹ biết thêm về tình trạng sức khỏe của mình để chăm sóc theo hướng tốt nhất.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên trang bị cho mình kỹ năng nhận biết dấu hiệu nguy hiểm trong thai kỳ. Nếu bị ra máu hoặc cảm thấy đau nhẹ, co thắt ở vùng bụng dưới, mẹ bầu nên nhờ bác sĩ kiểm tra liệu những triệu chứng này có bình thường không. 30% phụ nữ mang thai bị ra máu trong 3 tháng đầu nhưng không phải tình trạng nào cũng nguy hiểm. Bác sĩ có thể tiến hành siêu âm và thực hiện một số xét nghiệm trước khi đưa ra hướng điều trị hợp lý.
Không chỉ 3 tháng đầu tiên mà trong suốt 9 tháng mang thai, mẹ bầu nên duy trì một chế độ tập luyện liên tục để tăng cường sức khỏe và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ. Theo nghiên cứu, những mẹ bầu thường xuyên vận động khi mang thai sẽ vượt cạn dễ dàng và nhanh chóng hơn những mẹ bầu “lười” tập thể dục.
Dinh dưỡng cho bà bầu trong 3 tháng đầu
Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm dưỡng chất, vitamin cho cơ thể, cũng như sự phát triển của thai. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa ăn của bà mẹ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm:
+ Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai, sắn… + Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc… + Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ… + Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín.
Trong 3 tháng đầu, bạn chưa cần phải ăn uống tẩm bố quá nhiều mà chỉ cần đủ mức dinh dưỡng thông thường cộng với nâng cao các vi chất cho cơ thể:
+ Bổ sung cân đối chất bột, chất đạm và chất béo + Uống nhiều nước, lượng nước cần thiết tối thiểu hàng ngày khoảng 1,5 lít. + Ăn những thực phẩm giàu chất xơ. + Chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (6-8 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. + Bổ sung nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể thông qua thức ăn hoặc thuốc bổ:
Các vitamin: Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.
Canxi: bà bầu cần thêm 1000mg Canxi mỗi ngày, cần chọn những thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
Sắt: tham gia quá trình tạo máu, vận chuyển oxy. Sắt có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả như đậu đỗ…
Axit folic: có vai trò rất quan trọng đối với hệ thần kinh của trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau xanh thẫm, hoa lơ, đậu quả…
Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn những gì?
Trước và trong khi mang thai, bà mẹ cần thay đổi một số thói quen và sở thích ăn uống không tốt. Ví dụ thói quen ăn mặn vì phụ nữ có thai ăn nhiều muối sữ dẫn đến huyết áp cao và phù, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe mẹ và con. Phụ nữ mang thai không nên ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại cá có nguy cơ chứa thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm). Thủy ngân nhiễm trong cá nếu tích lũy quá nhiều có thể gây tổn thương đến não của thai nhi.
Không ăn các loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc có biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bị quái thai, dị tật bẩm sinh.
Các nghiên cứu y học cho thấy, phụ nữ mang thai không nên ăn đồ tái sống chưa chín. Vì thời kì mang thai, sự thay đổi nội tiết làm hệ thống miễn dịch của mẹ chịu nhiều áp lực, dẫn đến dễ mắc các bệnh do vi trùng, virus hay ký sinh trùng từ thức ăn nhiễm mầm bệnh như rau sống, gỏi sống, thịt tái…
Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol. Tránh ăn đu đủ xanh, lô hội, nhãn, nhân sâm, dưa hấu ướp lạnh, trái dứa, măng tươi, susi, bánh có trứng sống, salad, thịt nguội, súc xích, rau củ nảy mầm, … hay một số loại thức ăn được khuyến cáo ít sử dụng
Bà bầu 3 tháng đầu và suốt thời kì mang thai không nên ăn uống đồ lạnh đề phòng động thai và lạnh bụng khiến đi ngoài. Đồng thời các nghiên cứu y học còn chỉ ra rằng, nếu phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thai nhi qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi, thai phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận bị dị dạng.
Không chỉ 3 tháng đầu, mà trong suốt thời kì mang thai chế độ dinh dưỡng của bà bầu là vô cùng quan trọng. Với bài viết Bà bầu 3 tháng đầu nên kiêng ăn những gì? hi vọng các bà mẹ sẽ có kinh nghiệm chăm sóc bản thân cũng như nuôi dưỡng trẻ phát triển an toàn và hoàn thiện nhất.
Tham khảo : Tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư với thuốc Fucoidan
http://muathuoctot.com/doctors-best-fucoidan-thuoc-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-hieu-qua-nhat-309.html
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu
Sớm biết được tin vui, có lẻ không ai hạnh phúc bằng mẹ bầu, mang thai là thời gian khó khăn nhưng chính thiên thần sắp chào đời kia chính là niềm vui của gia đình, giúp mái ấm thêm hạnh phúc hơn. Nhưng trong thời gian này, chăm sóc sức khỏe, nghỉ ngơi, ăn uống của bà bầu hết sức quan trọng. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu hợp lí, ăn uống đầy đủ không chỉ giúp bà bầu khỏe mạnh, mà còn giúp thai nhi được khỏe mạnh.
Sự thay đổi của thai nhi trong tháng thứ 3
Đây có thể nói là tuần cuối của tam cá nguyệt thứ nhất, là khoảng thời gian giúp mẹ chuẩn bị tâm lý sẵn sàng hơn để bước vào chu kỳ mang thai kế tiếp của tam cá nguyệt thứ hai. Mẹ biết không, vào tuần thai thứ 12, mí mắt của em bé mặc dù đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn rất nhạy cảm với bất cứ thứ gì có thể gây khó chịu.
Thai nhi 12 tuần tuổi có kích thước bằng khoảng quả mận, dài khoảng 5.3cm và nặng tầm 14g. Hầu hết hệ thống cơ quan chính trong cơ thể thai nhi đã hình thành và vẫn tiếp tục phát triển không ngừng. Bé đã có thể mở miệng của mình và ngọ nguậy các ngón tay, ngón chân. Móng tay nhỏ xíu đã bắt đầu phát triển.
hai nhi 12 tuần cũng đồng nghĩa với việc bé đã bước qua giai đoạn đầu tiên của thai kỳ, thời kỳ hoàn chỉnh vóc dáng của con người. Bước qua giai đoạn này, bé gần như bước vào giai đoạn an toàn và bắt đầu sẵn sàng phát triển.
Ở trong bụng mẹ, bé thích thú với trò chơi đá chân và duỗi người, thỉnh thoảng vận động cơ thể khá nhẹ nhàng. Thời điểm này, bé thường đạp và duỗi người. Hình dáng bên ngoài của bé cơ bản đã hoàn chỉnh: cằm và mũi đã định hình rõ trên khuôn mặt.
Ngoại hình mẹ cũng sẽ thay đổi khác lạ với chiếc bụng bầu đã nhú dần. Bên trong cơ thể mẹ cũng đang dần quen với sự có mặt của bé nhưng mẹ vẫn phải chịu đựng rất nhiều triệu chứng khó chịu như thường xuyên hoa mắt, chóng mặt do hormone progesterone trong thai kỳ làm tăng lưu lượng máu đến em bé. Việc giảm lưu lượng máu đến cơ thể và bộ não của mẹ là nguyên nhân chính khiến mẹ hay bị chóng mặt và giảm thị lực.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu
Tháng thứ nhất Vào những tháng đầu tiên thì các bà bầu thường có những cảm giác như khó chịu, chán ăn và mật mỏi. Vì thế mà trong lúc này chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là phải ăn đầy đủ 3 bữa. Để làm phong phú thêm thực đơn các bà bầu có thể bổ sung như bánh quy, trái cây, đậu phộng để tránh bị đói khi đi làm. Một lời khuyên nữa, trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là các bà bầu nên tăng cường ăn các loại thực phẩm cung cấp giàu chất đạm (thịt, cá, gia cầm), thực phẩm chứa protein, sắt (phomat, trứng, đậu khô, đậu lăng, vài loại rau, gạo đỏ, ngũ cốc). Ngoài ra, việc bổ sung thêm vitamin B11 và axit folic cũng cần thiết cho sự phát triển não bộ, các dây thần kinh của bào thai, giúp tránh những dị tật bẩm sinh đối với thai nhi.
Tháng thứ hai Trong giai đoạn tháng thứ 2 của thai kỳ thì thai nhi đã bắt đầu hình thành nên các bộ phận của cơ nên nên lúc này chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần được lưu tâm nhất. Đặc biệt, các bà cầu cần bổ sung chất bột đường, chất đạm, chất béo để cung cấp năng lượng cho bào thai. Những dưỡng chất này dễ dàng tìm thấy trong các loại rau, hoa quả, thịt, cá, đậu nành…
Tháng thứ ba Vào tháng thứ 3 của thai kỳ, các bà bầu cần tăng cường thêm các chất sơ và vitamin có nhiều trong rau xanh, khoai, củ và trái cây tươi. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần bổ sung khoảng 300g rau củ vào cơ thể để phong chống chứng bệnh táo bón trong thai kỳ. Mặt khác, các mẹ cũng cần sử dụng muối iốt thay cho muối thường để cung cấp đủ chất iốt trong quá trình tạo phôi và phát triển thai nhi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh và bệnh đần độn, thiểu năng trí tuệ. Các thực phẩm giàu kẽm (gan, hải sản như hàu, sò…), chứa nhiều đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu, phô mai…), thực phẩm giàu sắt (gan, huyết…) cũng cần được bổ sung ngay. Các mẹ nên đến bác sĩ để được hướng dẫn và thực hiện theo dinh dưỡng bà bầu mà bác sĩ đưa ra để thai nhi phát triển tốt nhất.
Trong 3 tháng đầu nên kiêng gì?
Phụ nữ mang thai ăn các loại thực phẩm để lâu, bị nhiễm độc hoặc có độc tố, không chỉ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, thậm chí còn hại đến thai nhi. Trong 2 – 3 tháng đầu mang thai, phôi thai đang phát triển, tế bào phôi đang trong giai đoạn phân hóa, lúc này nếu độc tố xâm hại, khiến nhiễm sắc thể bị phá vỡ hoặc có biến dạng, có khi ngừng phát triển và dẫn đến thai nhi bị chết hoặc sảy thai, có khi bị quái thai, dị tật bẩm sinh.
Các nghiên cứu y học còn chỉ ra rằng, nếu phụ nữ mang thai uống rượu, cồn trong rượu sẽ vào cơ thể thai nhi qua cuống nhau thai, trực tiếp gây tác hại cho thai nhi, thai phát triển chậm, hoặc có một số bộ phận bị dị dạng như: đầu nhỏ, cằm ngắn, thân ngắn (lùn), thậm chí tứ chi và tim cũng dị dạng, có trẻ ra đời trí tuệ đần độn, ngu dốt, bướng bỉnh, dễ mắc bệnh.
Các nghiên cứu y học cho thấy, phụ nữ mang thai không nên ăn đồ tái sống chưa chín. Vì thời kì mang thai, sự thay đổi nội tiết làm hệ thống miễn dịch của mẹ chịu nhiều áp lực, dẫn đến dễ mắc các bệnh do vi trùng, virus hay ký sinh trùng từ thức ăn nhiễm mầm bệnh như rau sống, gỏi sống, thịt tái …
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu là hết sức quan trọng các chị em nên biết. Nhưng bên cạnh việc ăn uống thì bà bầu cần chăm sóc bản thân, nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ, thường xuyên tập thể dục, tham gia các bài tập dành riêng cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, các ông chồng cũng luôn bên cạnh chăm sóc lo lắng cho bà bầu, để bà bầu không cảm thấy lo lắng, tinh thần tốt hơn.
Bà Bầu Ăn Bưởi Có Tốt Không?
Giá trị dinh dưỡng của bưởi
Ngoài tác dụng cung cấp cho cơ thể bà bầu dưỡng chất, giải khát, là món ăn nhẹ, bưởi còn có công dụng làm đẹp, da dẻ hồng hào, tóc mượt mà, ít rụng hơn (nếu muốn có tác dụng tốt hơn, ngoài ăn, chị em nên đun vỏ bưởi lấy nước gội đầu).
Bưởi có nhiều tác dụng cho bà bầu
Ốm nghén Ốm nghén là chứng bệnh phổ biến trong thời gian mang bầu tuy nhiên mỗi phụ nữ lại bị ở mức độ khác nhau. Ốm nghén thường xảy ra trong 3 tháng đầu mang thai nhưng cũng có những người phải chịu đựng trong suốt thai kỳ. Triệu chứng này thường khiến mẹ bầu có cảm giác nôn ói, buồn nôn, mệt mỏi và vô cùng khó chịu đặc biệt vào buổi sáng và sau ăn. Để chữa trị ốm nghén không phải chuyện dễ nhưng có một số cách giúp hạn chế chứng nôn ói và buồn nôn và bài thuốc với bưởi đã được khá nhiều mẹ tín nghiệm.
Mẹ bầu dùng 15g vỏ bưởi rửa sạch, cho vào nồi, thêm 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy 150ml nước đặc, chia 3 lần uống trong ngày, trước khi ăn 20 phút. Cần uống khoảng 3 – 5 ngày triệu chứng ốm nghén sẽ thuyên giảm. Ngoài ra còn bài thuốc chữa nôn ói từ vỏ bưởi cho phụ nữ mang thai là: Bưởi 3-5 quả, bỏ vỏ hạt, vắt lấy nước đun nhỏ lửa cho sôi, thêm vào 500g mật ong, 100g đường kính, 10ml nước gừng tươi, đun thành dạng sền sệt rồi cho vào lọ dùng dần. Mỗi lần một thìa canh pha với nước sôi, ngày uống 2 lần.
Trị rụng tóc Ngoài việc mang lại lợi ích thiết thực cho sức khỏe, mẹ bầu có thể sử dụng vỏ bưởi để làm mượt tóc nữa đấy. Nếu phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh bị rụng tóc, ta có thể lấy vỏ bưởi đun nước để gội đầu hàng tuần. Chị em cũng có thể bôi trực tiếp lên tóc cũng có công dụng giảm rụng tóc và giúp tóc bóng mượt.
Phù thũng sau sinh Nước chiếm hơn một nửa trọng lượng cơ thể. Nó liên tục được tái sinh và đào thải khỏi cơ thể qua thận. Nếu chất lỏng ngừng tuần hoàn như cần thiết thì những gì giữ lại trong cơ thể được gọi là phù thũng. Những bà mẹ tương lai cảm nhận nhiều hơn việc thừa nước trong cơ thể. Do khối lượng máu lưu thông trong thời gian mang thai tăng 2 lần, còn những mạch máu nhỏ (mao quản) bắt đầu cho chất lỏng thấm qua thành. Cộng thêm việc phụ nữ mang thai hay bị rối loạn trao đổi muối – nước, muối natri tích tụ lại trong cơ thể, gây cản trở cho việc đào thải nước ra ngoài.
Một số loại hoa quả tốt cho bà bầu
Bí đỏ Bí đỏ là một trong số nhiều thực phẩm hữu ích cho phụ nữ mang thai. Bí đỏ được coi là “siêu thức ăn” cho mắt và tim vì nó là nguồn dồi dào vitamin A, E, C và B6. Bí đỏ dồi dào chất xơ, giúp bà bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ – hai chứng bệnh mà nhiều thai phụ phải đối mặt. Ngoài ra bí đỏ có tính chất chống oxy hóa tuyệt vời, có tác dụng tránh nhiễm trùng trong thai kỳ bằng cách tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
Chuối Trong quả chuối có chứa ‘serotonin’ giúp kích thích hệ thần kinh, giúp mẹ bớt căng thẳng và làm tâm trạng thoải mái hơn. Ăn chuối mỗi ngày còn giúp mẹ bầu dễ ngủ và còn có tác dụng giảm đau nữa. Chuối cũng rất giàu axit folic, giúp ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh ở thai nhi. Tuy nhiên bổ sung axit folic trong thai kỳ không chỉ riêng chuối mà mẹ còn cần phải ăn nhiều thực phẩm khác nữa. Lượng axit folic cần bổ sung khi mang thai là 0,4mg mỗi ngày.
Đu đủ chín Đu đủ chín rất tốt cho hệ tiêu hóa và sắc đẹp của bà bầu vì chứa nhiều chất chống oxy hóa. Ngoài vitamin A, C, đu đủ chín còn cung cấp nhiều folate (nguyên liệu chính phòng ngừa dị tật bào thai) và lưu trữ một loại enzyme giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Hơn nữa, đu đủ chín lại chứa rất ít hàm lượng calo nên khi mẹ bầu ăn vào vẫn bổ sung được các vitamin và khoáng chất cần thiết nhưng lại không gây tăng cân nhanh, béo phì. Vì thế, bà bầu nào đang sợ lên cân nhanh thì hãy lựa chọn đu đủ chín cho thực đơn dinh dưỡng hàng ngày của mình.
Quả lựu Báo Khám phá cho biết, quả lựu rất giàu vitamin C (nhiều hơn trong quả táo) có tác dụng giúp giải nhiệt và rất tốt cho máu. Đối với mẹ bầu, vị chua ngọt của quả lựu còn giúp giảm ốm nghén, tốt cho tim mạch, làm mềm mạch máu… Ngoài ra, dân gian có truyền tai nhau rằng, mẹ bầu ăn quả lựu sẽ giúp sau này sinh con ra có má lúm đồng tiền nữa.
Quả táo Táo là loại trái cây luôn luôn được khuyến khích sử dụng cho mẹ bầu vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết như axit malic, tannin và chất xơ. Nhiều phụ nữ mang thai không muốn tăng cân quá nhiều và táo là thực đơn lý tưởng hàng ngày. Táo cũng có tác dụng thẩm mỹ đối với mẹ bầu bị thiếu máu, da xanh xao. Ăn táo hàng ngày sẽ giúp da mẹ hồng hào hơn.
Với bài viết Bà bầu ăn bưởi có tốt không? hi vọng các chị em sẽ hiểu hơn về tác dụng của bưởi. Đồng thời, qua bài viết chị em có thêm kiến thức để chăm sóc bà bầu tốt, nuôi dưỡng thai nhi phát triển tốt hơn
Tham khảo : Tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư với thuốc Fucoidan http://muathuoctot.com/doctors-best-fucoidan-thuoc-ho-tro-dieu-tri-ung-thu-hieu-qua-nhat-309.html
Những Thành Phần Mỹ Phẩm Nào Mà Bà Bầu Nên Tránh
Phụ nữ chúng ta lúc nào cũng có nhu cầu làm đẹp, nhưng trong thời kỳ mang thai thì việc sử dụng mỹ phẩm cần được hạn chế rất nhiều, nếu không muốn sức khỏe của thai nhi bị ảnh hưởng.
Nhiều người cho rằng sử dụng mỹ phẩm chỉ tác động đến bề mặt bên ngoài của da, cho nên sẽ không thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng được. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm, vì trong mỹ phẩm có chứa nhiều loại thành phần độc hại, có thể ngấm vào máu và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Hóa mỹ phẩm có chứa paraben (propyl, butyl, isopropyl, isobutyl and methyl parabens)
Paraben là chất được sử dụng với công dụng bảo quản mỹ phẩm, chúng sẽ ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào mỹ phẩm và giúp mỹ phẩm sử dụng được lâu hơn. Paraben là thành phần rất dễ khiến da bị dị ứng, đặc biệt là những người có làn da nhạy cảm như bà bầu. Vì vậy, khi mua mỹ phẩm hãy chú ý lựa chọn những sản phẩm có note: paraben – free hay sans – paraben (không có paraben).
Đây là một hoạt chất rất phổ biến trong các sản phẩm dưỡng trắng da, chúng có tác dụng làm da bật tone nhanh chóng, đánh vào tâm lý muốn trắng nhanh của phụ nữ. Nhưng chính thành phần dưỡng trắng này sẽ khiến thai nhi bị tác động và cực kỳ nguy hiểm, nếu xâm nhập vào cơ thể có thể gây sinh non, dị tật,…
Formaldehyde (phoóc môn)
Đây là chất mà hầu hết các bác sỹ thường khuyên thai phụ tránh sử dụng, vì chúng có tiềm ẩn những nguy cơ gây hại đến thai nhi, thậm chí là sẩy thai. Chất này thường có nhiều trong các sản phẩm sơn móng tay, gel làm móng,…
Các chất có trong thuốc nhuộm tóc, sản phẩm tẩy, rửa, sơn móng tay, chân
Những dòng hóa chất này thường tác động mạnh đến thai nhi, vì vậy nên khi mang thai các bà mẹ không nên nhuộm tóc, uốn tóc hay sử dụng sơn móng tay,móng chân quá thường xuyên.
Theo khuyến cáo của bác sỹ, bà mẹ nên tránh nhuộm tóc trong ít nhất là 12 tuần đầu tiên khi mang thai.
Hóa chất này thường được sử dụng nhiều trong các loại sữa rửa mặt, dầu gội, sữa tắm,…chúng sẽ giúp hình thành một lượng bọt ổn định trong mỹ phẩm.
DEA sẽ gây ra kích ứng với những người có làn da nhạy cảm, đồng thời còn tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư nếu kết hợp với những thành phần khác trong mỹ phẩm.
Mẹ bầu nên sử dụng mỹ phẩm như thế nào để đảm bảo an toàn?
Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm:kem trị mụn, mascara, sơn móng tay, chân, thuốc nhuộm, uốn tóc, son môi,…
Trong ít nhất 3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm phôi thai mới bắt đầu hình thành, vì vậy chỉ một tác động nhỏ thôi cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phôi thai. Trong thời điểm này, bà mẹ nên hạn chế sử dụng mỹ phẩm, tránh những hệ lụy không mong muốn như: dị tật bẩm sinh, khiếm khuyết các chức năng trong cơ thể,…
Nên lựa chọn những sản phẩm làm đẹp từ thiên nhiên, hữu cơ, có thể sử dụng nguyên liệu làm đẹp thiên nhiên như: Dầu oliu, đậu đỏ, trà xanh, nghệ,…
Hạn chế trang điểm đậm và nhớ tẩy trang kĩ sau khi trang điểm, nên sử dụng các loại nước tẩy trang an toàn, đảm bảo
Nên sinh hoạt và ăn uống khoa học, ăn nhiều rau củ quả, trái cây, sữa tươi,..những thực phẩm này sẽ giúp bạn có làn da đẹp tự nhiên mà không cần lạm dụng quá nhiều mỹ phẩm.
Sau khi sinh con, chúng ta có thể tân trang lại nhan sắc sau!
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu 3 Tháng Đầu Nên Kiêng Ăn Những Gì? trên website Grandesecole.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!