Xu Hướng 11/2023 # Chất Bảo Quản Trong Mỹ Phẩm Có Thực Sự Gây Hại Hay Không? # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chất Bảo Quản Trong Mỹ Phẩm Có Thực Sự Gây Hại Hay Không? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Grandesecole.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mỹ phẩm handmade có thành phần nước (như cream, serum, lotion, toner… ) không chứa chất bảo quản nhưng vẫn để được hơn 1 năm ư? QUÁ HOANG ĐƯỜNG. Chúng ta bắt buộc phải dùng chất bảo quản khi làm mỹ phẩm chứa nước nếu muốn giữ sản phẩm đó trên 1 tuần và không phải để tủ lạnh.

Chất Bảo Quản Là Gì?

Chất bảo quản trong mỹ phẩm là những chất ngăn vi khuẩn nấm mốc sinh sôi nảy nở, bảo vệ hỗn hợp nước & dầu ko tách rời, giúp các loại dầu dưỡng ko bị hư và biến mùi. Một khi đã bị vi khuẩn xấu xâm nhập, sản phẩm dưỡng có thể gây hại cho bạn hơn là mang lại kết quả tốt. Các chất bảo quản chỉ nên chiếm 1% khối lượng sản phẩm và giữ cho sản phẩm giữ được trong vòng 1 năm hoặc hơn. Bạn lo ngại 1% đó sẽ làm xấu da mình ư? Tin tớ đi, bạn ăn mấy thứ fast food như KFC hay Lotteria còn có hại hơn gấp nhiều lần việc sử dụng mỹ phẩm có chứa 1% chất bảo quản đấy.

“Dù Sao Thì Chất Bảo Quản Vẫn Không Tốt Cho Sức Khoẻ, Cứ Nên Tránh Triệt Để Thì Hơn?”

Cứ coi như bạn tránh dùng mỹ phẩm công nghiệp và trung thành với Organic Skincare vì chúng TỰ NHIÊN và KHÔNG HÓA CHẤT. Đấy là 1 sự so sánh vô cùng khập khiễng. Bạn tin rằng Organic Skincare không dùng chất bảo quản sao? Tất cả các công ty mỹ phẩm đều mua nguyên liệu từ ngoài vào. Ví dụ như tinh dầu tràm trà (tea tree oil) chẳng hạn, từ lá tràm trà, chuyển sang nhà máy (công ty) để làm ra tinh dầu đã là 1 lần hóa chất rồi. Hoặc như chiết xuất cúc la mã, từ bông hoa cúc trên cây, chuyển sang công ty làm ra chiết xuất cũng phải qua xử lý hóa chất và có thể cũng đã có 1 lần chất bảo quản. Vì sao ư? Các công ty làm tinh dầu, chiết xuất kia vài tháng mới ship hàng 1 lần cho các đại lý phân phối. Vậy trong vài tháng đấy họ bảo quản bằng cái gì? Tất nhiên là CHẤT BẢO QUẢN.

Một lọ kem dưỡng được gắn mác handmade, hoàn toàn là nguyên liệu tự nhiên, không hề nhìn thấy chất bảo quản trong thành phần nhưng rất có thể nó đã nằm trong chính những nguyên liệu đầu vào, vì vậy mà không nhất thiết phải bắt buộc liệt kê ra để cho bạn thấy. Thậm chí nhiều khi chính những người nhập tinh dầu, chiết xuất…. để làm mỹ phẩm handmade cũng không hề biết là nguyên liệu mình nhập chứa chất bảo quản mà vẫn đinh ninh chúng tự nhiên 100%.

Trên 1 vài diễn đàn về làm đẹp có những ý kiến rất hay như thế này:

Nhiều website có xu hướng nói thái quá về tác hại của chất bảo quản, nhưng tôi cho rằng, các loại vi khuẩn, nấm mốc cũng đều là những “sản phẩm thiên nhiên” đấy thôi, thế bạn thích chọn bên nào: có chất bảo quản để sản phẩm mình bôi lên mặt được sạch sẽ, hay không chất bảo quản và đắp 1 đống vi khuẩn lên da?

Không phải mỹ phẩm cứ mốc đen mốc đỏ lên mới là bị hỏng, vi khuẩn không nhìn thấy được bằng mắt thường, nếu không ngăn chặn chúng thì lọ kem đầy chất dinh dưỡng của bạn sẽ là môi trường lý tưởng để chúng sinh sôi nảy nở mà bạn không hề hay biết.

“Hoàn toàn tự nhiên mới là tốt” – tôi thấy quan niệm này thật phiến diện. Để sống khỏe mạnh đến bây giờ tôi phải tiêm đủ loại vắc xin. Khi tôi ốm, tôi uống kháng sinh. Các con tôi sinh ra cũng phải tiêm vắc xin và uống thuốc khi bị bệnh. Mỗi ngày chúng ta phải đổi mặt với một tá các loại thuốc như thế để bảo vệ sức khỏe, chứ không phải để hại sức khỏe. Chất bảo quản cũng là thứ “thuốc” bảo vệ sức khỏe của bạn mà thôi, tất nhiên thuốc chỉ phản tác dụng khi bạn sử dụng chúng quá liều.

Nói chung là trong thời đại này bạn không thể nào sống 100% thiên nhiên được đâu, vì vậy cũng đừng cố sống cố chết tránh xa chất bảo quản, nhà sản xuất dùng chất bảo quản để kéo dài thời hạn sản phẩm của họ nhưng cũng vì cả sức khoẻ của chính bạn nữa cơ mà.

Vitamin E và chiết xuất hương thảo (rosemary extract) không phải chất bảo quản. Nó có thể kéo dài tuổi thọ của các loại dầu, sáp và bơ thực vật, chống ôi, nhưng không có tác dụng chống nấm mốc.

Tinh dầu trà xanh cũng không phải chất bảo quản. Nó có tác dụng kháng khuẩn, nhưng không đủ mạnh để kháng khuẩn cho những sản phẩm chứa nước.

Dùng Những Chất Chống Oxy Hóa Tự Nhiên Để Thay Thế Chất Bảo Quản Hóa Học Có Được Không?

Tóm lại, bạn có thể dùng những thứ vừa kể trên để kéo dài tuổi thọ cho những sản phẩm KHÔNG CHỨA NƯỚC, còn các sản phẩm có nước bắt buộc phải sử dụng đến hóa chất bảo quản.Không có tinh dầu hay chiết xuất gì đảm nhận được trách nhiệm này. Nếu làm rồi mà không có chất bảo quản, bạn phải để vào tủ lạnh và không được dùng quá 2 tuần.

Chất Bảo Quản Vô Tác Dụng Đối Với Tinh Bột

Nước gạo hoặc nước từ khoai tây để qua một ngày đã bị biến mùi. Đây không phải là do vi khuẩn hay nấm mốc, mà là do tinh bột bị BIẾN CHẤT. Vì vậy với những nguyên liệu là tinh bột (ví dụ: cám gạo, bột đậu đỏ, đậu xanh, khoai tây …), chúng ta nên pha nước lần nào dùng luôn lần đó.

Hannah hy vọng rằng sau bài viết này, bạn sẽ có 1 góc nhìn khác về chất bảo quản, bao quát hơn và khách quan hơn. Mỹ phẩm sạch không hẳn là hoàn toàn từ thiên nhiên mà trước hết phải là mỹ phẩm an toàn, không vi khuẩn nấm mốc đúng không nào?

Chất Bảo Quản Trong Mỹ Phẩm Có Gây Hại Cho Da Hay Không

1.1 Chất bảo quản là gì?

Chất bảo quản (hay còn gọi là preservatives) là các hóa chất tự nhiên hay tổng hợp được thêm vào sản phẩm như thực phẩm, dược phẩm, sơn, các mẫu phẩm sinh học v.v để ngăn ngừa hoặc làm chậm lại sự thối rữa, hư hỏng gây ra bởi sự phát triển của các vi sinh vật hay do các thay đổi không mong muốn về mặt hóa học. Chúng có thể sử dụng như là một hóa chất duy nhất mà cũng có thể trong tổ hợp với nhiều loại hóa chất có các tác dụng khác.

Bảo quản được thực hiện trong hai chế độ, hóa học và vật lý. Bảo quản hóa học đòi hỏi phải thêm các chất hóa học vào sản phẩm. Bảo quản vật lý đòi hỏi các quá trình như làm lạnh hoặc sấy khô. Phụ gia thực phẩm bảo quản làm giảm nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm, giảm hư hỏng vi sinh vật, và bảo tồn các thuộc tính tươi và chất lượng dinh dưỡng. Một số kỹ thuật vật lý để bảo quản thực phẩm bao gồm khử nước, bức xạ UV-C, sấy khô và làm lạnh. Bảo quản hóa học và kỹ thuật bảo quản vật lý đôi khi được kết hợp

Ngoài ra, dầu là nguyên liệu mỹ phẩm không thể thiếu trong các mỹ phẩm, bởi nó cung cấp độ ẩm cho da và chông sự bốc hơi nước trên bề mặt da.

1.2 Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên

Mỹ phẩm, giống như bất kỳ sản phẩm có chứa nước và các hợp chất hữu cơ / vô cơ, đều yêu cầu được cung cấp chất bảo quản để chống ô nhiễm vi sinh, nấm mốc, giúp cho các mỹ phẩm không bị tách lớp, phân hủy, hạn chế sự biến mùi và giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm.

Bạn sẽ không hề muốn lọ serum đắt tiền của mình sẽ lên nấm mốc hoặc biến đổi cấu trúc, màu sắc, phải không nào? Da của bạn trở nên dễ kích ứng nếu tất cả sản phẩm đều không có chất bảo quản.

Mặc dù công dụng chất bảo quản mỹ phẩm là không thể thiếu, vậy tại sao chất bảo quản lại bị “mang tiếng xấu”?

2. Chất bảo quản mỹ phẩm gồm bao nhiêu loại? 2.1 Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên

Các chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên được cung cấp từ các thành phần chiết xuất từ mật ong, trong dầu Neem, tinh dầu Anh Thảo,… hoàn toàn không hề gây hại cho sức khỏe đồng thời vẫn giữ được tác dụng của chất bảo quản hiệu quả.

2.2 Chất tổng hợp

Chất bảo quản mỹ phẩm tổng hợp có thể gây ra tác dụng bất lợi cho sức khỏe khi sử dụng lâu dài. Parabens và các thành phần giải phóng Formaldehyde, thường được sử dụng trong các sản phẩm thông thường. Chúng được sử dụng phổ biến vì có giá thành rẻ hơn các chất bảo quản tự nhiên.

Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm rằng, nồng độ chất bảo quản mỹ phẩm được cung cấp sẽ không vượt quá 1% theo tiêu chuẩn của FDA – Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc Hoa Kỳ.

Mời bạn xem video để biết thêm về hợp chất bảo quản mỹ phẩm

3. Một số chất bảo quản trong mỹ phẩm tự nhiên 3.1 Tinh dầu hạt bưởi

Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Journal of Alternative and Complementary Medicine, Tinh dầu hạt bưởi cung cấp chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên rất hiệu quả, nó có tác dụng phòng chống hiệu quả hơn 800 loại vi-rút và vi khuẩn cũng như hơn 100 chủng nấm và ký sinh trùng.

Loại tinh dầu này không chỉ giúp bảo quản mỹ phẩm (preservative) mà còn an toàn để sử dụng như một chất khử trùng cho nước uống khi cần thiết.

Sử dụng an toàn với hàm lượng 0,5-1% để bảo quản hầu hết các sản phẩm, hoặc sử dụng ở mức dưới 2% để tạo ra các loại kem chống vi khuẩn.

3.2 Axit Citric

Axit Citric hay còn gọi là Axit Citric là một axit hữu cơ yếu, có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, chiếm khoảng 8% khối lượng khô của trái chanh.

Vì đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, nó được xem là một chất bảo quản tự nhiên hiệu quả, an toàn dùng để thay thế cho các loại chất bảo quản tổng hợp Paraben.

3.3 Dầu Neem

Neem là một trong những loại dầu phổ biến trên thị trường trong những năm trở lại đây. Từ xa xưa, nó đã được sử dụng ở Ấn Độ kể từ thời Phạn và được công nhận là loại tinh dầu quý hiếm.

Nó có khả năng chống nấm, kháng khuẩn, diệt khuẩn tuyệt vời. Vì vậy, nó là một lựa chọn khá hiệu quả khi thay thế cho các loại chất bảo quản mỹ phẩm tổng hợp.

4. Ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nói về chất bảo quản mỹ phẩm

Theo các chuyên gia nghiên cứu, muốn bảo quản các loại mỹ phẩm cần tập hợp nhiều yếu tố như: nguyên liệu đầu vào, công nghệ chế biến, chất bảo quản, bao bì sản phẩm…

Trong đó, sử dụng chất bảo quản là cách dễ dàng và đơn giản nhất, thường là các chất hóa học có khả năng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc.

Kèm theo đó, chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên cũng giúp những sản phẩm ít bị tác động của môi trường, thời tiết gây oxy hóa, biến đổi màu sắc, mùi vị, giữ sản phẩm nguyên vẹn trong khoảng thời gian nhất định.

Tuy nhiên, trên thực tế, không phải đơn vị sản xuất nào cũng chấp hành nghiêm yêu cầu trên. Thậm chí, vì yếu tố lợi nhuận, một số nơi đã sử dụng chất bảo quản trong mỹ phẩm, hoặc chất cấm, hàm lượng vượt ngưỡng một cách bừa bãi… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng, thường gây tác hại với gan, thận, dạ dày, hệ thần kinh.

5. Một số câu hỏi về chất bảo quản 5.1 Chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên kéo dài bao lâu?

Hầu hết các chất bảo quản để làm mỹ phẩm tự nhiên tồn tại ít nhất một năm nhưng một số nhà sản xuất làm chất bảo quản mỹ phẩm trong 6 tháng.

5.2 Năm loại chất bảo quản phổ biến nhất được sử dụng trong mỹ phẩm

Paraben. Ví dụ: Mầm II. Methylparben. …

Formaldahyde Releasers. Ví dụ: Mầm non Plus. HydDMin DMDM. …

Isothiazolinone. Ví dụ: Kathon. …

Phenoxyethanol. Ví dụ: Optiphen, Optiphen Plus (chứa phenoxyethanol kết hợp với các loại khác để bảo vệ phổ rộng) …

A-xít hữu cơ. Ví dụ: Axit benzoic / Natri Benzoat.

5.3 Mật ong có phải là chất bảo quản hay không?

Vào thời cổ đại, mật ong được sử dụng làm chất bảo quản mỹ phẩm tự nhiên. Tuy nhiên, khi ta thêm nước, làm giảm nồng độ đường trong mật ong và biến chất bảo quản tự nhiên thành một loại hợp chất bảo quản tuyệt vời cho nấm men và vi khuẩn.

6. iFree – Đơn vị cung cấp chất bảo quản mỹ phẩm an toàn, uy tín

Là một trong những đơn vị gia công sản xuất chất bảo quản trong mỹ phẩm hàng đầu trong lĩnh vực, iFree luôn mong muốn mang đến những sản phẩm có chất lượng tốt nhất đến khách hàng và nâng tầm mỹ phẩm Việt.

Hơn ai hết, chúng tôi hiểu rõ làn da của Việt, mong muốn cải thiện để phục vụ cho nhu cầu làm đẹp cũng như kinh doanh của khách hàng. Chúng tôi tâm niệm luôn lấy lợi ích của khách hàng làm gốc rễ, làm kim chỉ nam để phát triển doanh nghiệp.

Với nhà máy đạt tiêu chuẩn cGMP, diện tích hơn 3000m2, sở hữu các trang thiết bị hiện đại, máy móc được chuyển tiếp công nghệ từ những quốc gia tiên tiến trên thế giới, đội ngũ nhân lực được đào tạo tại nước ngoài và tại chỗ, là các chuyên gia sinh hóa đầy kinh nghiệm.

iFree luôn nói không với làm mỹ phẩm kém chất lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng, lợi ích của khách hàng và uy tín của doanh nghiệp.

Sản phẩm có đầu vào và đầu ra của công ty luôn qua nhiều quá trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt từ đội ngũ QC dày dặn kinh nghiệm, có các chứng nhận an toàn từ các cơ quan có thẩm quyền.

iFree sẽ luôn đồng hành cùng bạn từ những bước đầu tiên như tư vấn chuyên sâu, đánh giá nguồn khách hàng mục tiêu cho đến khi bạn bán sản phẩm ra thị trường, hỗ trợ làm giấy công bố sản phẩm.

Hãy hiện thực hóa giấc mơ về thương hiệu mỹ phẩm của riêng mình ngay hôm nay! Chúng tôi luôn là người cộng sự đồng hành trên con đường xây dựng thương hiệu cùng bạn, đảm bảo chất bảo quản trong mỹ phẩm đạt chất lượng!

Liên hệ chúng tôi tại:

Hotline: 094.200.2023

Email: [email protected]

Website: www.ifree.vn

Trụ sở văn phòng: 102 Đường số 3, Phường Bình Hưng Hòa, Quận Bình Tân, Tp.Hồ Chí Minh

Nhà máy iFree: Lô 9A, Đường 15, Khu công nghiệp Tân Đức, Đức Hòa, Long An

Chất Bảo Quản Trong Mỹ Phẩm

Chất bảo quản là gì? Khi chúng ta nhắc đến chất bảo quản như một thành phần trong công thức mỹ phẩm, chúng được đề cập đến với chức năng bảo vệ sản phẩm khỏi vi khuẩn, nấm từ khi sản phẩm đó được sản xuất ra đến khi nó được người tiêu dùng sử dụng hết hoàn toàn. Để hiểu rõ hơn về thành phần này chúng tôi giới thiệu một số phần sau đến các bạn.

Chất bảo quản là thành phần được xác định có khả năng ức chế sự tăng trưởng, phản ứng và tiêu diệt vi sinh vật trong sản phẩm tránh tình trạng chúng sinh trưởng làm hư hại sản phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Chất sát trùng là chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển và/hoặc tiêu diệt vi sinh vật khi sử dụng lên mô sống. Một ví dụ cho chất sát trùng là H2O2. Chất diệt khuẩn là chất tiêu diệt các vi sinh vật có khả năng gây bệnh trên các vật sử dụng.

Không giống như chất sát trùng hay chất diệt khuẩn có thể tiêu diệt vi khuẩn một cách nhanh chóng, mạnh mẽ và từng loại vi khuẩn cụ thể; chất bảo quản phải có tác dụng đều đặn và duy trì trong một thời gian dài. Tuy nhiên, chất bảo quản không thể thay thế cho các bước làm vệ sinh cơ bản. Hơn nữa, các sản phẩm có sử dụng chất bảo quản không có nghĩa là nó hoàn toàn vô trùng nhưng tất cả các công đoạn sản xuất đều tuân thủ theo các quy định của GMPs. Nói cách khác, chất bảo quản giữ cho sản phẩm sạch một cách thụ động nhưng một sản phẩm được sản xuất với quy trình không sạch cũng sẽ nhiễm khuẩn.

Vậy tại sao việc sử dụng chất bảo quản lại trở nên quan trọng đến như vậy? Nhiễm khuẩn là mối quan tâm không chỉ của nhà sản xuất mỹ phẩm, cơ quan quản lý mà quan trọng nhất là người tiêu dùng. Mỹ phẩm nhiễm khuẩn có thể gây ra các thay đổi có thể nhìn thấy như mất mùi, đổi màu, thay đổi độ nhớt và kết cấu, sinh ra khí, phân hủy hoạt chất hoặc có thể gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng – đây cũng chính là hậu quả nghiêm trọng nhất. Các cơ quan quản lý quan tâm đến ảnh hưởng của chúng lên mắt, trẻ em, người bệnh và người già.

Mặc dù chúng ta sống trong một môi trường với đầy các loại vi sinh vật, vi khuẩn là nhóm có thể gây những hậu quả nặng nề nhất. Ví dụ, nhiễm khuẩn do Pseudomonas aeruginosa, một loại vi khuẩn Gram âm, có thể gây tử vong cho nạn nhân đang bị bỏng.

TỔNG QUAN VỀ VI SINH VẬT

Những loài vi sinh vật có thể vừa ảnh hưởng lên tính toàn vẹn của sản phẩm và độ an toàn của chúng có thể chia làm ba loại chính: vi khuẩn, nấm men va nấm mốc.

Để phát triển tốt, vi khuẩn nói chung thích pH trung tính hoặc hơi kiềm và nhiệt dộ khoảng 30-37oC. Vi khuẩn có thể chia thành 2 nhóm dựa trên một quy trình đặc biệt gọi là nhuộm Gram, trong đó Gram dương sẽ có màu tím, Gram âm sẽ có màu đỏ. Sự khác biệt này là rất quan trọng vì rất nhiều các vi khuẩn Gram âm là mầm bệnh trong khi rất ít vi khuẩn Gram dương có khả năng này. Vi khuẩn Gram âm rất khó kiểm soát vì sự phức tạo của thành tế bào đa lớp của chúng. Một trong những chi vi khuẩn Gram âm được quan tâm nhiều nhất là Pseudomonas.

Pseudomonas phân bố rộng rãi trong tự nhiên và có thể được phân lập từ đất, nước máy, nước biển và thậm chí cả trên da. Nhiều loài Pseudomonas được ghi nhận về tính linh hoạt và khả năng thích nghi dinh dưỡng của chúng. Pseudomonas có thể được tìm thấy và làm giảm một loạt các hợp chất hữu cơ như tinh bột, cellulose, hydrocarbon và polymer. Chúng đề kháng với hầu hết các loại kháng sinh và thường gây nguy hiểm đến sức khỏe rất nghiêm trọng. Pseudomonas aeruginosa thường gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu, mắt có thể dẫn đến viêm kết mạc hoặc mất thị lực.

Nấm men thường thích pH acid và phát triển tối ưu trong nhiệt độ phòng. Người ta quan tâm tác động của nấm men trong thẩm mỹ hơn (có thể gây mụn) hơn là mối nguy hiểm về sức khỏe. Candida albican là đại diện phổ biến nhất của nhóm này.

Nấm mốc cũng giống nấm men, chúng thích pH acid và nhiệt độ phòng. Chúng sinh sản bằng cách hình thành bào tử và các bào tử có thể tiếp tục tồn tại vô thời hạn nếu điều kiện thuận lợi. Bào tử rất khó kiểm soát vì chúng có thể hoạt động cả trong môi trường khó khăn và khi có điều kiện thuận lợi chúng lại tiếp tục tăng sinh thành vi khuẩn. Một loài điển hình trong nhóm này là Aspergillus niger phân bố rộng rãi và có khả năng làm hư hỏng sản phẩm.

Vi sinh vật, về cơ bản cũng giống với các loài sinh vật khác, cần có 3 yếu tố để sinh trưởng đó là nước, không khí và chất dinh dưỡng.

Nước được sử dụng nhiều trong sản xuất mỹ phẩm làm chất hòa tan và cung cấp độ ẩm hoặc là loại bỏ tạp chất trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, các sản phẩm dù có nước hay khan nước đều cần sử dụng chất bảo quản. Vì tùy điều kiện sử dụng ví dụ như trong phòng tắm, một màng nước có thể hình thành trên bề mặt sản phẩm khan và chính nơi đó vi sinh vật sẽ phát triển.

Hầu hết các vi sinh vật đều cần có không khí để tồn tại, chúng được gọi là các sinh vật hiếu khí. Khí oxy trong không khí giúp chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng.

Các chất dinh dưỡng hay có thể gọi là thức ăn cần thiết cho quá trình tổng hợp tế bào và cung cấp năng lượng cho vi sinh vật hoạt động. Thực tế bất kỳ hợp chất có chứa carbon nào cũng có thể nuôi dưỡng vi sinh vật. Danh sách các chất này có thể là protein, carbonhydrate thậm chí kể cả cao su, dầu hoặc sơn.

Công thức mỹ phẩm nói riêng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho vi sinh vật. Ví dụ về các thành phần như glycerol, sorbitol và alcol béo, acid béo và este của chúng, sterol kể cả lanolin và các dẫn xuất của nó, protein, vitamin và các chiết xuất thực vật.

Có rất nhiều yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của một hệ thống bảo quản. Chúng bao gồm nồng độ của các chất bảo quản, thời gian tiếp xúc, số lượng vi sinh vật , PK bất hoạt và sự ảnh hưởng từ các thành phần khác trong việc sản xuất và đóng gói.

Nhìn chung, nồng độ chất bảo quản càng cao hiệu quả của chúng sẽ càng cao. Thường các chất bảo quản là cá chất diệt khuẩn nghĩa là ở nồng độ cao nó thể giết chết vi sinh vật, ở nồng độ thấp có thể ức chế sự tăng trưởng của vi sinh vật. Đôi khi người ta cũng có xu hướng muốn sử dụng quá nồng độ bảo quản. Tuy nhiên, chất bảo quản là chất có khả năng tác động lên mô sống do đó nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến chính tế bào da của người sử dụng. Mặc khác, nếu nồng độ thấp cũng sẽ không đạt được hiệu quả bảo quản.

Yếu tố thứ hai là thời gian tiếp xúc của chất bảo quản và công thức sản phẩm. Điều này rất quan trọng vì thời gian tiếp xúc càng dài thì số lượng vi sinh vật bị tiêu diệt càng tăng. Theo lý thuyết, số lượng vi sinh vật bị tiêu diệt nhân theo cấp số lũy thừa. Điều đó đồng nghĩa với ở mỗi đơn vị thời gian, phần trăm vi khuẩn bị tiêu diệt là như nhau.

Yếu tố thứ ba ảnh hưởng đến sự bảo quản là số lượng vi sinh vật nhạy với hệ thống bảo quản. Càng nhiều vi sinh vật nhạy với hệ thống bảo quản, hiệu quả của hệ thống càng cao. Nhưng hiện nay có rất nhiều vi sinh vật đã đề kháng với nhiều hệ thống bảo quản.

pH là yếu tố thứ tư vì một số chất bảo quản chỉ có thể hoạt động ở dạng acid.

Một yếu tố nữa cũng cần phải xem xét là sự tương tác giữa các chất bảo quản và các thành phần khác trong công thức. Sự tương tác này có thể dẫn đến hoặc làm bất hoạt hoặc tăng cường tác dụng của chất bảo quản phụ thuộc vào phản ứng hóa học diễn ra. Ví dụ, các chất hoạt động bề mặt anion thường bất hoặt chất bảo quản cation. Protein thường gây bất hoạt quast, paraben và phenolic. Ngoài ra, tăng cường tác động của các chất bảo quản có thể xảy ra khi sử dụng các nguyên liệu như rượu, aldehyde và acid vì chúng thường có sẳn tác dụng kháng khuẩn. Một ví dụ khác của tác dụng tăng cường là việc sử dụng EDTA trong công thức. EDTA có thể được sử dụng để làm tăng tính thấm của màng tế bào bằng cách chelat hóa với các ion kim loại trong công thức của nó do đó làm tăng độ nhạy cảm của các vi sinh vật với một loạt các chất bảo quản. Ngoài ra, khả năng tạo phức EDTA cho phép nó gắn kết với các ion kim loại trong môi trường xung quanh của vi sinh vật để lấy đi các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết.

KIỂM TRA HIỆU QUẢ CHẤT BẢO QUẢN

Kiểm tra hiệu quả chất bảo quản là một phần thiết yếu trong việc đảm bảo sự an toàn và đáng tin cậy của một sản phẩm. Hầu hết các nhà sản xuất các sản phẩm chăm sóc cá nhân có đội ngũ nhân viên vi sinh chuyên thực hiện các thử nghiệm này. Các công ty nhỏ hơn có thể sử dụng dịch vụ của một phòng thí nghiệm bên ngoài. Mục tiêu của thử nghiệm là xác định liệu chất bảo quản được sử dụng có khả năng chống lại các chủng vi sinh vật mà sản phẩm có thể tiếp xúc hay không. Ngoài ra cũng xác định xem với nồng độ chất bảo quản đó có bảo vệ được sản phẩm phẩm trong thời gian sản xuất và suốt thời gian sử dụng hay không.

Thủ thuật quan trọng nhất của các nhà vi sinh vật trong việc thử nghiệm xem mẫu có bị ô nhiễm không là bảng đếm vi khuẩn hay còn gọi là màng APC. APC được sử dụng để xác định số lượng các vi sinh vậy hiện có trong một mẫu. Bước này được thực hiện sau khi cấy vi sinh vật trên đĩa thạch chứa chất hỗ trợ sự tăng trưởng của vi sinh vật. Mỗi khúm vi sinh vật được giả định đại diện cho sự tăng trưởng của một chủng vi sinh vật.

Kiểm tra hiệu quả của chất bảo quản thường kéo dài và tốn thời gian. Vì vậy, có một số phương pháp sàng lọc khá nhanh chóng được sử dụng bởi các nhà vi sinh học. Phổ biến nhất trong số này được gọi là nồng độ ức chế tối thiểu hoặc là kiểm tra MIC. Kiểm tra này xác định nồng độ thấp nhất của chất bảo quản sẽ làm chậm sự tăng trưởng của vi sinh vật. Sau đó nồng độ này sẽ được sử dụng cho cả các vi khuản Gram dương, Gram âm, nấm men và nấm mốc.

CHẤT BẢO QUAN LÝ TƯỞNG

Một chất bảo quản lý tưởng sẽ có phổ hoạt động rộng, khi đó chung sẽ có khả năng tiêu diệt một loạt các vi sinh vật như vi khuẩn Gram âm, Gram dương, nấm men và nấm mốc. Thông thường chúng ta cần nhiều chất bảo quản kết hợp lại để tạo thành hệ thống bảo quản lý tưởng này.

Một chất bảo quản cũng nên có hiệu quả ở nồng độ thấp để giảm chi phí, giảm tác dụng độc tính và không ảnh hưởng đến tính chất vật lý của sản phẩm.

Chất bảo quản có thể ổn định trong bất kỳ điều kiện nào gặp phải trong quá trình sản xuất như là nhiệt độ, pH…

Nó cũng không được gây ảnh hưởng đến một trong hai là màu hoặc mùi thơm của sản phẩm và nó phải phù hợp với phạm vi rộng các thành phần có thể được sử dụng trong công thức.

Các chất bảo quản mỹ phẩm cần cung cấp thời gian bảo vệ dài trong suốt quá trình sản xuất và suốt thời gian sử dụng của người tiêu dùng.

Nó cũng phải dễ dàng được phân tích trong các sản phẩm đã hoàn thành. Đây là một việc khó khăn khi mà nhiều chất bảo quản có thể bị ràng buộc với các hóa chất khác hoặc thầm chí với bao bì như trước đó đã đề cập.

Các chất bảo quản cúng phải dễ dàng được xử lý và an toàn cho cả môi trường và con người. Đây cũng không phải là điều dễ dàng vì một hóa chất diệt khuẩn có độc tính sinh học đương nhiên sẽ có ảnh hưởng đến môi trường và mô động vật.

Bộ Tái Sinh Khóa Trắng Mocha Không Chất Bảo Quản, Chất Gây Hại Cho Da

Bộ Tái Sinh Khóa Trắng Mocha Làn da trắng nõn nuột nà là bao mơ ước của các thiên thần chị em chúng ta.Phụ nữ hiện đại để sở hữu làn da như mong muốn gây chú ý vànổi bật trước đám đông bây giờ rất dễ dàng.Nhưng để chọn cách dưỡng da an toàn thì thật là vấnđề lớn lao với thị trường mỹ phẩm đa dạng phong phú .Càng trắng nhanh, càng nguy hiểm.Cái nào cũng có mặt trái và mặt hại.;

Bộ tái sinh khóa trắng chuyên sâu gồm 1 tuýp tắm trắng sữa gạo và;1 tuýp kem tái sinh dưỡng tái tạo da.;Da bặt tone 60%-80% sau mỗi lần tắm;

BỘ TÁI SINH TẮM TRẰNG DỊCH YẾN MOCHA sản phẩm độc quyền với thành phần;100% thiên nhiên không có chất bảo quản, chất gây hại cho da và đặc;biệt không chứa các chất gây bào mòn, ung thư da như : ;corition, paraben, không xà phòng, không chất kích ứng ….;Được sản xuất theo công nghệ HOA KỲ , quy trình kiểm ngoặc gắt ghe,;máy móc công nghệ hiện đại và được chứng nhận bởi sở Y TẾ TPHCM .;Sản phẩm phù hợp với tất cả loại da kể cả da nhạy cảm;và không có kích ứng đối với làn da bé bỏng phụ nữ Á Đông; THÀNH PHẦN BỘ TÁI SINH KHÓA TRẮNG MOCHA ; – TUÝT DỊCH YẾN : có tác dụng tẩy chết cho da, thải độc tố vafc ác sắc tố MELANIN;dư thừa sâu trong da để trả lại làn da trắng mịn đều màu. Nhả nắng ,l;àm sáng các vùng da đẹn sạm chai lì. Ngoài ra còn;dùng để hỗ trợ trị các vấn đề về da như:;da khô, viên nang lông, da dày …. có mùi thơm dễ chịu từ thảo mộc,;đặc sệt , màu trắng khác biệt so với các mẫu sản phẩm tắm trắng trên thị trường.; – TUÝT BƠ DƯỠNG TÁI SINH : có tác dụng phục hồi tái sinh da trắng mịn hoàn;hảo với lớp dưỡng chất cô đặc thấm sâu vào da. Vừa dưỡng ẩm;vừa nuôi trắng da từ bên trong tế bào giúp da khỏe khắn hồng;hòa mỗi ngày. Tái tạo những vùng da hư tổn cung cấp độ ẩm;cho da căng bóng và chống nắng nhẹ. Phù hợp làm lớp make up body tự nhiên.; – Bước 1: Tắm sạch da với sữa tắm hàng ngày như sữa tắm muối đá;HYMALAYA để giúp loại bỏ bụi , mồ hôi, da nhờn làm sạch sâu cho;da và giúp da trắng mịn hàng ngày kể cả khi bạn ngưng sử dụng sữa tắm ;. – Bước 2: Sau khi vệ sinh da sạch sẽ Ta chia phấn tuýt tắm trắng dịch yến và gói;bột nano ngọc trai thành 2-3 lần tắm ( tùy theo cơ địa da) . Rồi trộn 1/2 hoặc 1/3 gói;bột và dịch yến tương đương với nhau . Khuấy đều hỗn hợp khoảng 2;phút sau đó thoa đều lên vùng da trong vòng 20-30 phút massage và tắm;sạch lại một lần nữa.; – Bước 3: Sau khi tắm trắng ở bước 2 thì bước cuối cùng là ta lấy lượng;vửa đủ của tuýt bơ dưỡng tái sinh thoa lên dưỡng ẩm và trắng cho da .;Massa khi thoa để dưỡng chất nhanh thấm vô da . Không cần thoa quá dày gây lãng phí.;

Paraben Trong Mỹ Phẩm Là Chất Gì, Có Hại Cho Da Hay Không?

Paraben là gì ?

Paraben là tên gọi của một nhóm chất bảo quản phổ biến và lâu đời trong ngành công nghiệp mĩ phẩm. Những loại paraben được dùng trong mĩ phẩm là butylparaben,ethylparaben, isobutylparaben, methylparaben , propylparaben, chúng thường được kết hợp với nhau để chống lại được nhiều loại vi khuẩn hơn. Nếu thường xuyên “nghĩ xấu” vềparaben, hẳn bạn sẽ ngạc nhiên khi biết chúng có nguồn gốc từ tự nhiên, được tìm thấy trong cà rốt hoặc các loại quả berries.

Năm 2004, một nhà nghiên cứu người Anh đã phát hiện ra có các paraben trong các mô ung thư vú và cho rằng paraben có khả năng kích thích sự phát triển của các estrogen – loại hocmoon có khả năng gây ung thư vú và lượng tinh trùng thấp ở nam. Từ đó, paraben bị coi là một ” chất độc” gây ra bệnh ung thư và có hại cho sức khỏe con người.

Tuy nhiên có một sự thật là phytoestrogen có mặt trong thức ăn hàng ngày của chúng ta và khả năng kích thích phytoestrogens của paraben trong mỹ phẩm thậm chí thấp hơn +10,000 lần lượng phytoestrogen nạp vào từ thức ăn.

Paraben có hại cho da hay không?

Tổ chức CIR ( The Cosmetic Ingredient Review) đã nhiều lần tiến hành nghiên cứu về độ an toàn của tất cả các loại paraben trong mĩ phẩm. Lần đầu tiên vào năm 1984 và kết quả cuộc kiểm tra cho thấy các loại paraben đủ an toàn để sử dụng với nồng độ dưới 25%.

Tháng 9 năm 2005, CIR tiếp tục mở lại nghiên cứu để đánh giá độ an toàn của thành phần gây tranh cãi này. Đến tháng 12 cùng năm đó sau khi đã thử nghiệm mức độ an toàn trên cả phụ nữ và trẻ sơ sinh, CIR vẫn giữ nguyên kết luận từ trước đó: paraben an toàn và được sử dụng trong mĩ phẩm.

Ngoài ra, các tổ chức khoa học uy tín trên thế giới như Bộ y tế Canada, Hiệp hội ung thư Hoa Kì, FDA cũng đã lên tiếng tuyên bố paraben trong mỹ phẩm hoàn toàn không có ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe và không có bằng chứng về mối liên hệ giữa paraben và ung thư vú.

Tại Việt Nam, trong thông cáo báo chí mới nhất ngày 21/5/2023 của Cục Quản Lý Dược Phẩm- Bộ Y Tế có nêu rõ: “Cho đến nay Cộng đồng Châu Âu và ASEAN chưa nhận được bằng chứng nào về việc các sản phẩm có chứa năm dẫn chất paraben với hàm lượng đúng quy định là không an toàn cho người sử dụng. Chính vì thế, các sản phẩm vẫn tiếp tục được lưu hành trên thị trường tại Cộng đồng Châu Âu cũng như tại các nước thành viên ASEAN và Việt Nam cho đến khi áp dụng lộ trình mới”.

Như vậy là đã rõ, cả những số liệu của quốc tế cũng như ở Việt Nam đều cho thấy “sự trong sạch” của paraben trước những lời “cáo buộc” về việc gây ra bệnh ung thư.

Danh sách mỹ phẩm chứa paraben bị thu hồi tại Việt Nam

(Ban hành kèm theo Công văn số 13884/QLD-MP ngày 28 tháng 7 năm 2023 của Cục Quản lý Dược)

1

DCASH SUNSHINE AND PLATINUM PROTECTION & VOLUME CONDITIONER

Công ty TNHH Modern Cass International Cosmetics (VN)

Số 31 VSIP II, Đường Số 4, Khu Công nghiệp Việt Nam-Singapore II, KLH CN-DV-ĐT, Tỉnh Bình Dương, Phường Hòa Phú, Tp. TDM, Tỉnh Bình Dương

6

KEM MASSAGE DƯỠNG NGỰC

Công ty TNHH MTV Sản Xuất & Thương Mại SAM SA RA

Số A20/21,22 Khu Phố Bình Thuận 2, Phường Thuận Giao, Thị Xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương

11

L’evinia fine fragrance collection hand & body lotion UV Filter whiten & Moisturises (style, ritz, chic, vogue)

Công ty TNHH Mỹ phẩm Aria Việt Nam chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường. Công ty Silk Việt Nam sản xuất

– Địa chỉ Cty TNHH Aria: Tầng trệt lô ST2, cao ốc An Khang, số 30, đường số 19, KP5, P. An Phú, Q.2, TP. Hồ Chí Minh. – Địa chỉ Công ty Silk Việt Nam: nhà xưởng 31A, lô 101/2-5, đường 3B, KCN Long Bình (Amata), Biên Hòa, Đồng Nai.

Người tiêu dùng nên làm gì?

Chỉ chọn những mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thông tin đầy đủ. Tập thói quen đọc thành phần trước khi quyết định bỏ tiền ra cho một món mỹ phẩm.

Đối với paraben, người tiêu dùng cũng không cần quá hoang mang, lo lắng. Ngoại trừ 5 chất bị cấm, các chất có gốc paraben còn lại vẫn được phép sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ nhất định.

Điều đó có nghĩa, không nhất thiết phải “cự tuyệt” hoàn toàn với paraben. Nếu như vậy, chúng ta sẽ phải nói lời chia tay với rất nhiều mỹ phẩm quen thuộc. Ở thời điểm hiện tại, paraben vẫn được sử dụng phố biến. Tuy nhiên, nên hạn chế, tránh dùng cùng lúc quá nhiều loại mỹ phẩm (rửa mặt, kem dưỡng, serum…) có chứa các chất thuộc nhóm này. Tìm sản phẩm thay thế, nếu có thể.

Top 9 Chất Bảo Quản Trong Mỹ Phẩm Phổ Biến Nhất

Chất bảo quản trong mỹ phẩm là một trong những thành phần đầu tiên chúng ta quan tâm khi lựa chọn mỹ phẩm. Bởi rất nhiều thông tin cho thấy có một số loại chất bảo quản không nên dùng trong mỹ phẩm, chúng có những tác hại lớn đối với sức khoẻ con người về lâu về dài. Vì vậy, để giúp mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về những loại chất bảo quản phổ biến được dùng trong mỹ phẩm, Góc của mẹ đã tổng hợp bài viết sau.

Sự cần thiết của việc sử dụng chất bảo quản trong mỹ phẩm

Bất kỳ sản phẩm mỹ phẩm nào có chứa nước (như kem dưỡng da, sữa rửa mặt, toner,…) đều có khả năng có vi khuẩn, nấm men và nấm mốc phát triển, làm hỏng sản phẩm. Khiến chúng trở nên biến chất, không phù hợp, thậm chí nguy hiểm khi sử dụng.

Các sản phẩm mỹ phẩm không bắt buộc phải vô trùng nhưng chúng không được chứa hàm lượng vi khuẩn, nấm mốc hoặc nấm men làm giảm thời hạn sử dụng hoặc gây ra bất kỳ ảnh hưởng bất lợi nào cho người dùng. Và quan trọng nhất là không được nhiễm mầm bệnh (vi khuẩn, virus). Không có khả năng nhưng có thể tìm thấy virus trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân hoặc các vi sinh vật khác có thể gây bệnh.

Tác động của vi khuẩn đến chất lượng sản phẩm mỹ phẩm

Vi khuẩn có thể phá vỡ các thành phần trong sản phẩm, làm cho sản phẩm kém ổn định và kém hiệu quả hơn. Đồng thời cũng gây ra một số rủi ro nghiêm trọng về sức khỏe mà nhà cung cấp và nhà sản xuất có thể phải chịu trách nhiệm.

Các sản phẩm mỹ phẩm chứa nhiều thành phần có thể hoạt động như một loại thực phẩm cho phép vi sinh vật phát triển. Ngoài nước, các chất hữu cơ, như dầu thực vật, sáp và bơ, chất hoạt động bề mặt, protein/ axit amin, chiết xuất thảo dược, chất biến đổi lưu biến (nướu, cellulose, tinh bột) và các hoạt chất hữu cơ, có thể đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng cho nhiều loại vi khuẩn, nấm men và nấm mốc.

Vi khuẩn gram dương và gram âm thích điều kiện cơ bản ở độ pH 7,5 và nhiệt độ ấm 25-37 độ C. Không có vi khuẩn nào có thể phát triển tốt ở độ pH trên 10,5 hoặc dưới 2,0. Nấm men và nấm mốc thích môi trường axit (pH 5,5-6) ở nhiệt độ phòng để phát triển. Mặc dù đây là điều kiện lý tưởng, vi sinh vật vẫn có thể tồn tại và phát triển ở nhiệt độ và điều kiện pH lớn hơn. Do đó, tất cả các sản phẩm mỹ phẩm nên chứa một số loại chất bảo quản để đảm bảo rằng vi sinh vật không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho người tiêu dùng.

9 chất bảo quản trong mỹ phẩm 

1. Parabens

Parabens là chất bảo quản, hiệu quả nhất đối với nấm mốc và nấm men, được sử dụng trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và mỹ phẩm. Parabens là este của axit para -hydroxybenzoic, một hóa chất tự nhiên được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và thực vật. Các paraben được sử dụng phổ biến nhất là methylparaben, ethylparaben, propylparaben và butylparaben. Nhiều loại khác cũng được sử dụng: isopropyl-, isobutyl-, pentyl-, phenyl-, benzyl-. Các paraben khác nhau hoạt động tốt nhất trong các điều kiện khác nhau và hoạt động chống lại các vi khuẩn khác nhau. Vì vậy mẹ sẽ thường thấy chúng được sử dụng kết hợp để tăng cường hiệu quả bảo quản.

Paraben được phát triển vào những năm 1920. Ngày nay, chúng là chất bảo quản được sử dụng rộng rãi nhất trong mỹ phẩm, xuất hiện trong hơn 85% sản phẩm. Paraben rất phổ biến vì: chúng không tốn kém , hiệu quả với số lượng rất nhỏ, hoạt động tốt trong hầu hết các sản phẩm và chống lại một loạt các vi khuẩn.

Paraben và độ an toàn khi sử dụng

Tuy nhiên, hiện nay, parabens vẫn không bị cấm trên toàn thế giới mà ở một số nước và cấm sử dụng cho một số đối tượng đặc biệt (như trẻ sơ sinh). Uỷ ban Liên minh Châu Âu, chưa ra lệnh cấm toàn bộ parabens, mà hạn chế tổng Propylparaben và butylparaben sử dụng trong các sản phẩm dưới 0,19%. Đồng thời, cấm sử dụng trong các sản phẩm tã trẻ em dưới 3 tuổi. Bên cạnh đó, giới hạn sử dụng lượng methylparaben và ethylparaben không quá 0,4% mỗi loại và tổng 0,8% cho tất cả các parabens.

Lưu ý khi lựa chọn sản phẩm

Tóm lại, nếu các mẹ vẫn muốn tránh paraben trong mỹ phẩm, có thể lưu ý những thông tin sau:

Sử dụng sản phẩm không chứa paraben, được thay thế bằng những chất bảo quản khác

Methylparaben và ethylparaben không đáng lo ngại

Propylparaben và butylparaben cần thận trọng hơn

2. Formaldehyde

Formaldehyde là một chất bảo quản phổ rộng, giá rẻ. Nó có thể gây kích ứng da, mắt, mũi, đường hô hấp, và có thể gây ung thư đối với những người có mức độ tiếp xúc cao. 

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã xem xét sự an toàn của Formaldehyde và chấp thuận sử dụng làm phụ gia thực phẩm gián tiếp trong một số nguyên liệu có tiếp xúc với thực phẩm. FDA cũng đã chỉ ra rằng Formaldehyde có thể được sử dụng trong các sản phẩm làm cứng móng tay.  

Sự an toàn của Formaldehyde đã được Hội đồng chuyên gia đánh giá thành phần mỹ phẩm (CIR) đánh giá. CIR đã đánh giá dữ liệu khoa học và kết luận rằng Formaldehyde trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân là an toàn cho đại đa số người tiêu dùng sử dụng làm chất bảo quản trong mỹ phẩm ở nồng độ không vượt quá giới hạn và trong các sản phẩm làm cứng móng hiện nay. 

Một lượng nhỏ Formaldehyde được phép sử dụng trong mỹ phẩm. Formaldehyde chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm duỗi tóc, sơn móng tay/ chất làm cứng và một số nguyên liệu thô (ví dụ như chất hoạt động bề mặt chi phí thấp). 

Những quy định về việc sử dụng Formaldehyde

Một số quốc gia có những quy định khác nhau về việc sử dụng Formaldehyde:

Tại Nhật Bản, Formaldehyd bị cấm sử dụng trong các sản phẩm được bán tại nước này

Chỉ thị mỹ phẩm của Liên minh châu Âu: sử dụng ở nồng độ tối đa 0,2% Formaldehyd tự do và nồng độ tối đa 0,1% trong các sản phẩm vệ sinh răng miệng. Không được phép sử dụng trong các sản phẩm bình xịt (Phụ lục VI) và các bình pha chế khí dung. Thành phẩm phải được dán nhãn cảnh báo “có chứa Formaldehyde” nếu nồng độ Formaldehyde vượt quá giá trị 0,05%. Các sản phẩm làm cứng móng có thể chứa tới 5% Formaldehyde.

Bộ Y tế Canada cho phép sử dụng trong mỹ phẩm non-aerosol ở nồng độ dưới 0,2%. Sản phẩm làm móng nồng độ có thể lên tới 5%. Trong các sản phẩm chăm sóc răng miệng, nồng độ từ 0,1% trở xuống.

Hoá chất giải phóng formaldehyde

Có một số hóa chất phản ứng với nhau và giải phóng formaldehyde. Bao gồm DMDM Hydantoin, Qu Parentium-15, Diazolidinyl Urea and Imidazolidinyl Urea. Những người dị ứng với formaldehyde thường dị ứng với những chất giải phóng formaldehyde này.

Natri HydroxyMethylGlycinate là một chất bảo quản đã được báo cáo rằng có thể được lấy từ axit amin tự nhiên – glycine. Mặc dù trong thực tế, nó được sản xuất bằng cách cho glycine tổng hợp phản ứng với natri hydroxit và sau đó với formaldehyde. Nó được coi là một chất bảo quản hiệu quả vì khả năng phổ rộng giúp bảo vệ các công thức chống lại vi khuẩn, nấm men và nấm mốc. 

Natri HydroxyMethylGlycinate giải phóng formaldehyde khi được thêm vào mỹ phẩm. Mức độ formaldehyde tự do là 0,118% khi được sử dụng ở nồng độ tối đa cho phép (tối đa 0,5% trong Liên minh Châu Âu). Một phân tử formaldehyde được hình thành do sự phân hủy của từng phân tử natri hydroxymethyl glycinate. Tổng hàm lượng formaldehyde tự do trong một sản phẩm chứa 0,5% natri hydroxymethyl glycinate.

3. Triclosan 

Triclosan (TriChloroHydroxyDiphenylEther) là một hợp chất clo tổng hợp (tương tự như Hexachlorophene bị cấm) với đặc tính kháng khuẩn phổ rộng đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm như xà phòng kháng khuẩn, chất khử mùi, kem đánh răng, mỹ phẩm trong nhiều năm. Nó thường không được sử dụng làm chất bảo quản mà để có chức năng kháng khuẩn cho sản phẩm. 

4. Methylisothiazolinone/ Methylchloroisothiazolinone

Methylisothiazolinone (MI) và Methylchloroisothiazolinone (MCI) là chất bảo quản có hoạt tính chống vi khuẩn, nấm men và nấm. Chúng được sử dụng trong mỹ phẩm gốc nước và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. MI thường được sử dụng như một hỗn hợp với MCI

Theo FDA, MCI là một chất gây dị ứng. Ở nồng độ cao, MCI có thể gây bỏng, gây kích ứng da. Để biết sản phẩm có chứa MCI, MI hay không, mẹ có tìm trên nhãn sản phẩm những tên sau:

5-chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-one 

5-chloro-2-methyl-4-isothiazolin-3-one hydrochloride 5-chloro-2-methylisothiazolin-3-one 

5-chloro-N-methylisothiazolone 

Kathon CG 5243 

methylchloro-isothiazolinone 

methylchloroisothiazolinone 

5. Phenoxyethanol 

Phenoxyethanol là một chất bảo quản hoạt động mạnh nhất chống lại vi khuẩn gram âm và gram dương. Nó thường được sử dụng kết hợp với các chất bảo quản khác. Một phần vì đối với nấm men và nấm mốc hoạt động của Phenoxyethanol yếu. 

Phenoxyethanol bị bất hoạt bởi các hợp chất ethoxylated cao trong phạm vi pH từ 3 đến 10. Vào tháng 9 năm 2012, một đánh giá rủi ro đã được đệ trình bởi Cơ quan ANSM của Pháp (Cơ quan An toàn Thuốc và Sản phẩm Y tế Quốc gia) đã làm dấy lên mối lo ngại về việc sử dụng Phenoxyethanol làm chất bảo quản trong các sản phẩm mỹ phẩm.

Báo cáo của ANSM cho rằng nồng độ tối đa của Phenoxyethanol được sử dụng làm chất bảo quản nên thấp hơn đối với sản phẩm mỹ phẩm dành cho trẻ dưới 3 tuổi. Hiện tại nồng độ Phenoxyethanol được phép sử dụng là 1%. 

Uỷ ban khoa học về an toàn tiêu dùng SCCS (Scientific Committee on Consumer Safety) khuyến nghị mức độ sử dụng nồng độ an toàn để sử dụng Phenoxyethanol cho sản phẩm mỹ phẩm cho người lớn và trẻ em dưới 3 tuổi là tối đa 1%. Năm 2023, SCCS cân nhắc độ an toàn khi sử dụng tối đa 1% 2-phenoxyethanol làm chất bảo quản. 

6. Acid hữu cơ

Tác dụng bảo quản của Benzoic Acid phụ thuộc rất nhiều vào độ pH. Natri Benzoate (muối không hoạt động của Benzoic Acid) hòa tan trong nước chuyển thành Benzoic Acid, hoạt động ở độ pH thấp. Mặc dù Natri Benzoate trong một số trường hợp hoạt động ở độ pH lên đến 6 (khoảng 1,55%), nhưng hoạt động mạnh nhất ở độ pH 3 (94%). Tốt nhất nên sử dụng ở độ pH dưới 5,0.

Sorbic acid được sử dụng làm chất bảo quản trong thực phẩm và mỹ phẩm để ngăn chặn sự phát triển của nấm mốc và nấm men. Các muối (thường là kali sorbate) được ưa thích hơn dạng axit do khả năng hòa tan tốt hơn trong nước, Độ pH tối ưu cho hoạt động kháng khuẩn của Sorbic acid là dưới 6,5 (tốt nhất là dưới 5,5). Sorbates thường được sử dụng ở nồng độ 0,025% đến 0,10%.

Salicylic acid là lipophilic beta-hydroxy acid (BHA) được tìm thấy bên trong vỏ cây liễu. BHA được biết đến nhiều nhất. Bởi nó được sử dụng như một thành phần chính trong các sản phẩm trị mụn tại chỗ, hay tẩy da chết. BHA thường được sử dụng ở nồng độ 0,20 – 0,50%.

7. Rượu hữu cơ và Glycols

Ethanol

Mỹ phẩm chứa ethanol lớn hơn 20% đóng vai trò như chất tự bảo quản. Chúng ta có thể bắt gặp ethanol trong kem hoặc sữa dưỡng da (với nồng độ 5-10%) như một loại kem làm mát. Ethanol sẽ bay hơi khỏi da. Nó không hoạt động như một chất bảo quản, nhưng có thể hỗ trợ cho chất bảo quản khác. 

Nồng độ 65-75% ethanol thường được sử dụng trong sản phẩm khử trùng như gel rửa tay hoặc trong thuốc xịt để vệ sinh thiết bị sản xuất. Ngoài ra, Isopropyl Alcohol (Isopropanol) có thể được sử dụng mặc dù mùi của nó không dễ chịu.

Glycerin là một chất bảo quản kháng khuẩn rất hiệu quả khi được sử dụng ở nồng độ cao. Để có độ hiệu quả như một chất bảo quản, cần phải có 70% hàm lượng glycerin trong công thức. Đối với các glycols khác, Propylene Glycol và Propanediol cũng thực hiện tương tự.

Benzyl alcohol

Benzyl alcohol được sử dụng trong mỹ phẩm như một chất diệt khuẩn (ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn mà không phá hủy nó). Benzyl alcohol là chất bảo quản tương đối an toàn khi sử dụng trong mỹ phẩm. Nó không có khả năng gây độc cho da và cũng không có khả năng gây kích ứng da. 

Việc sử dụng Benzyl alcohol được giới hạn ở mức 1% tại EU khi sử dụng làm chất bảo quản, 0,001% và 0,01% khi sử dụng làm hương liệu trong các sản phẩm tẩy trang và làm sạch. Benzyl alcohol được giới hạn ở mức 5% tại Mỹ.

2,4-Dichlorobenzyl alcohol (DCBA) hiện đã được chấp nhận để sử dụng trong nhiều loại sản phẩm:

Đặc biệt hiệu quả chống nấm phổ rộng

Có trong các thuốc ngậm trị viêm họng

Chất bảo quản trong mỹ phẩm

1,2 Alkane Diols

1,2-Hexanediol, Caprylyl Glycol, EthylHexyl Glycerin, là những hợp chất có nguồn gốc từ ngũ cốc, thực vật, hoặc được tổng hợp. Những hợp chất này hoạt động bằng cách giảm liên kết trên thành tế bào của vi sinh vật, thúc đẩy chúng phá hủy nhanh hơn và hoạt động rộng hơn. Đặc biệt khi những hợp chất này được kết hợp với chất bảo quản khác.

Với tác dụng tương tự, 1,3-Propanediol có nguồn gốc từ dầu ngô lên men. Chúng được sử dụng ở mức thấp hơn, từ 1 – 10%. 1,3-Propanediol hoạt động tốt với chất bảo quản tự nhiên và gốc phenoxyethanol. Trong đó nó làm tăng hiệu quả bảo quản đối với gram dương và gram âm, vi khuẩn âm tính và nấm men và nấm mốc. 

Hơi nước, nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các điều kiện bên ngoài khác khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn. Chúng làm giảm tác dụng của chất bảo quản tự nhiên. Tuy nhiên cũng có một số loại chất bảo quản tự nhiên có tác dụng chống lại vi khuẩn. 

Một số loại tinh dầu như Tea tree, Eucalyptus, Thyme và Oregano ở nồng độ cao có thể chống vi khuẩn. 

Ethyl Lauroyl Arginate, Leuconostoc/ Radish Root Ferment Filtrate, Sodium Anisate VÀ Sodium Levulinate có tác dụng chống vi khuẩn. Các hợp chất bạc (bao gồm cả Colloidal Silver) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ làm chất bảo quản và kháng sinh. Tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng các nguyên tử bạc có thể liên kết với các nhóm thiol (-SH) của các enzyme được tìm thấy trong vi khuẩn. Sau đó vô hiệu hoá chúng bằng cách thay đổi cấu trúc protein và bất hoạt enzyme. 

Caprylhydroxamic Acid (CHA)

Caprylhydroxamic Acid (CHA) là một chất chống nấm và là chất bảo quản phổ biến. CHA không giống như nhiều chất bảo quản khác, có hiệu quả ở độ pH trung bình. 

Undecylenic Acid đã được chứng minh là ảnh hưởng đến sự sinh sản và phát triển của nấm. Undecylenic Acid và muối của nó cũng ức chế sự phát triển của vi sinh vật, làm sạch da và ngăn mùi.

O-Cymen-5- ol là chất bảo quản chống nấm được sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm làm đẹp. O-Cymen-5- ol là một phần của họ Isopropyl Cresols. O-Cymen-5- ol được sử dụng làm chất diệt khuẩn trong mỹ phẩm, thành phần giúp làm sạch da hoặc sử dụng trong các công thức khử mùi. 

9. EDTA và Sodium Phytate

Tác dụng của EDTA và Disodium và Tetrasodium của nó được sử dụng trong chất bảo quản. Chúng liên kết với các ion kim loại như Đồng (Cu), giúp ngăn ngừa mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân bị hỏng/ biến chất. 

Sodium phytate, muối natri của Sodium Phytate, có nguồn gốc tự nhiên: từ cám lúa mì hoặc gạo. Chức năng chính của nó là loại bỏ kim loại (như đồng), ngăn cho kim loại không làm vô hiệu hoá chất bảo quản. Chúng có thể được sử dụng trong tất cả các loại sản phẩm mỹ phẩm. Bao gồm: xà phòng, dầu gội, dầu dưỡng,… Chúng không gây kích ứng hoặc mẫn cảm với da. Đây là sản phẩm phân huỷ sinh học. 

Nguồn tham khảo

Australian Competition and Consumer Commission (ACCC), Product Safety Bulletin, Chemicals in Cosmetics, August 2014

https://www.productsafety.gov.au/system/files/Supplier%20Bulletin%20-%20Chemicals%20in%20cosmetics_0.pdf

Cập nhật thông tin chi tiết về Chất Bảo Quản Trong Mỹ Phẩm Có Thực Sự Gây Hại Hay Không? trên website Grandesecole.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!