Bạn đang xem bài viết Mỹ Phẩm Giả Giá Rẻ Độc Hại: Sinh Viên Biết Nhưng Vẫn Dùng được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Grandesecole.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Là phái đẹp, thông thường ai cũng sở hữu ít nhất một thỏi son hoặc vài ba món mỹ phẩm trong túi để có thể giúp tô điểm bản thân thêm xinh đẹp và quyến rũ. Với những loại mỹ phẩm uy tín, nguồn gốc rõ ràng hay những loại mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên thì hiệu quả làm đẹp mang lại là đều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, song song tồn tại với mỹ phẩm thật là sự xuất hiện rất nhiều loại mỹ phẩm nhái, hàng giả không rõ nguồn gốc vô cùng độc hại cho sức khỏe.
Thời gian gần đây, Nhiều loại mỹ phẩm giả không rõ nguồn gốc chứa từ những các chất độc đến cực độc, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng cũng bị phát giác.
Những chất độc hại có nhiều trong mỹ phẩm giả
Chất độc hại đầu tiên có thể kể đến đó là lượng chì được phát hiện trong không ít các loại son môi và phấn. Những sản phẩm chứa nặng chì này chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhãn mác không rõ ràng, bao bì làm qua loa. Trong quá trình sử dụng mỹ phẩm giả này, lượng chì sẽ từ từ ngấm vào cơ thể của chị em phụ nữ có thể gây ra môi bị thâm, hại da mặt, xỉn răng, nhiễm độc hàm lượng lớn và lâu ngày có thể gây ngộ độc cấp, nôn, tiêu chảy, thậm chí gây ra bệnh tim, phổi và nặng hơn là gây ung thư.
Một trong những thành phần độc hại khác là Paraben. Hợp chất Paraben thường được sử dụng trong bảo quản, khử mùi và tẩy trùng. Khi được hấp thu vào trong cơ thể qua đường mỹ phẩm, Paraben sẽ xâm nhập vào các mao mạch, gây hại nghiêm trọng. Có khả năng gây ra ung thư vú, sớm gây ra các triệu chứng của sự mãn kinh và cả chứng loãng xương.
Sodium hydroxide thường xuất hiện trong các sản phẩm làm trắng da. Bên cạnh tác dụng làm trắng da, sodium hydroxide đồng thời còn có thể gây ra viêm loét da, tàn phá làn da, bào mòn da, khiến da bị rộp. Ngoài ra, nó có thể gây đục thuỷ tinh thể và các vấn đề khác về mắt.
Sodium lauryl sulfate (SLS) có chức năng tẩy rửa và tạo bọt. SLS sử dụng trong mỹ phẩm sẽ gây ra ảnh hưởng về thị giác, rụng tóc, khiến da bị sần sùi, lâu lành vết thương. SLS khi kết hợp với một số chất khác có thể gây ra ung thư. SLS được xem là chất nguy hiểm nhất trong số các chất hữu cơ dùng trong sản xuất mỹ phẩm.
Ngoài ra, còn có vô vàn những chất độc khác như: polyethylene glycol (PEG) là chất có trong các loại kem dưỡng da giả gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho hệ miễn dịch; propylen glycol (PG) ảnh hưởng xấu lên gan, não; isopropyl alcohol gây nhức đầu; formaldehyde. Được tìm thấy nhiều trong sơn móng tay, kem dưỡng da và dầu gội đầu, Formaldehyde khiến bạn bị hen suyễn; hydroquinone tìm thấy trong kem chống nắng, kem che khuyết điểm, sữa rửa mặt, kem trắng da… gây bệnh ưng thư, làm tăng khả năng phát triển của những độc tố có hại cho cơ thể; dầu khoáng chất có nguồn gốc từ dầu mỏ trong son môi, kem dưỡng… ngăn cản sự bài tiết của da, gây tắc lỗ chân lông; phthalates là chất bị cấm tại Anh vì gây ra những thay đổi hệ thống nội tiết và hóc môn trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương… Các hóa chất độc hại này được đưa vào trong mỹ phẩm là do có giá thành rẻ, hiệu quả thấy được thì nhanh chóng, nhưng về lâu dài không khác gì đầu độc cơ thể.
Mỹ phẩm giả bán tràn lan, công khai
hiện tại, hàng loạt các sản phẩm mỹ phẩm giả được bày bán tràn lan, dễ dàng bắt gặp và rất công khai, nhất là các chợ sinh viên, chợ đầu mối, chợ cho công nhân, các cửa hàng mỹ phẩm nhỏ lẻ với đa dạng và phong phú chủng loại hàng hóa.
Tại những khu chợ sinh viên như chợ Nhà Xanh, chợ Dịch Vọng, chợ Hôm, chợ đêm Phùng Khoang… của Hà Nội, những cửa hàng, quầy mỹ phẩm mọc lên như nấm với đầy đủ các loại mỹ phẩm. Bạn có thể tìm thấy từ mỹ phẩm trang điểm đến chăm sóc da, chăm sóc tóc với mẫu mã đa dạng phong phú, mang nhãn hiệu khác nhau từ vô danh đến cả những nhãn hàng có tên tuổi như 3CE, The Face Shop, Bourjois… thậm chí cả những thương hiệu cao cấp như Chanel hay Tom Ford cũng xuất hiện ở những khu chợ này. Tuy kiểu dáng, nhãn mác cao cấp nhưng giá bán của những sản phẩm này lại vô cùng bèo bọt, nhiều món chỉ từ 10 nghìn đồng hay giá bằng nửa, 1/3 hay còn rẻ hơn nữa so với những loại mỹ phẩm cùng tên được bày bán trong store. Ví như son MAC chỉ 30-50 nghìn đồng/thỏi, các dòng Bourjois, BBIA có giá chỉ vài chục nghìn đồng, phấn hay nước hoa hàng hiệu có giá chỉ khoảng 100-200 nghìn đồng/lọ.. Với mức giá đóthì chất lượng của những loại mỹ phẩm hàng chợ này dường như không cần nói cũng có thể hiểu.
Mỹ phẩm giả vẫn thường khó phân biệt thật giả, đặc biệt là nhiều sản phẩm hàng fake 1, khả năng nhái vô cùng tinh vi. Chính vì vậy, việc mua nhầm phải hàng giả, hàng kém chất lượng cũng là điều dễ hiểu. Nhưng cũng có những người, dù biết là mỹ phẩm giả nhưng vẫn cố sử dụng với suy nghĩ “chắc cũng chẳng sao đâu”. Đi một vòng tại những khu chợ vừa nêu trên, nơi mà khách hàng chủ yếu là sinh viên, dễ dàng tìm thấy những ý kiến trái chiều về mỹ phẩm giả.
Bạn Hoàng Hằng (sinh viên Học viện Báo chí và tuyên truyền) chia sẻ: “Mình sống ở gần chợ Nhà Xanh nên biết là ở đây có rất nhiều quầy mỹ phẩm. Chẳng biết là hàng thật hay giả cho đến lần mua thử sữa rửa mặt do hết mà đi ra shop mỹ phẩm xách tay thì lại xa. Bình thường mình hay dùng sữa rửa mặt của hãng Innisfree, qua chợ thấy có bán nên mua luôn. Giá ở store 200 nghìn mà ở đây họ bán rẻ hơn hẳn chỉ có 130 nghìn. Về dùng đúng một lần mà mình vứt đi luôn vì chất lượng quá chán, không làm sạch mặt mà còn làm mặt nhờn nhờn rất khó chịu. Sau lần đó mình cũng cạch việc mua mỹ phẩm ở chợ luôn.”
Theo chia sẻ khác của bạn Mai Ngân (Thanh Xuân): “Rẻ thì cũng ham thật đấy, nhưng rẻ quá cũng sợ. Thỏi son MAC hơn 400 nghìn mà ở chợ loại 60 nghìn cũng có. Mình chưa mua thử bao giờ nhưng nghĩ chắc cũng toàn đồ giả thôi nên không mua. Vào cửa hàng uy tín mua cho chắc.”
Tuy vậy, vẫn có khá nhiều bạn sinh viên chủ quan, ham rẻ lao vào mua những mỹ phẩm giả này dù biết rõ nguồn gốc của chúng.
Sinh viên biết giả vẫn mua vì rẻ
Thỏi son MAC giả có giá 60 nghìn đồng bán tại một quầy mỹ phẩm ở chợ sinh viên
Những quầy mỹ phẩm chợ thường khá đông khách, chưa bao giờ ngớt sinh viên hỏi mua. Ngoài hàng hóa tại quầy, mỹ phẩm còn được bày bán la liệt trên những tấm bạt dưới đất với tấm biển “Thanh lý” cũng dành được rất nhiều sự quan tâm, không ít những bạn sinh viên ngồi chọn lựa. Khi được hỏi liệu có biết những loại mỹ phẩm bày bán tại chợ là hàng giả hay không, bạn Thu Thảo (Xuân Thủy) hào hứng trả lời sau khi mua cho mình 2 thỏi son thanh lý giá rẻ: “Sao không biết hàng fake hả bạn, nhưng sinh viên làm gì có nhiều tiền. Bình thường mua son ở shop loại mình thích toàn 200 nghìn đổ lên, ở đây bán thanh lý có 45 đến 60 nghìn một thỏi. Tranh thủ nhanh không còn hết chả có mà mua.” Bạn My đi cùng nhanh nhảu nói tiếp: “Mình đi chơi mới trang điểm một chút, chắc cũng chẳng sao đâu.”
Khi được hỏi về có biết tác hại của mỹ phẩm giả gây ra cho cơ thể hay không, nhiều bạn sinh viên mặc dù biết nhưng vẫn bất chấp dùng. Bạn Khánh Hòa (sinh viên Đại học Ngoại ngữ) nói: “Mình nghĩ son giả là gây khô môi và thâm môi nên cũng hạn chế, thỉnh thoảng mới dùng thôi. Còn lại mình dùng phấn và các sản phẩm dưỡng da vẫn thấy ổn mà. Da vẫn trắng đều. Giả thì giả nhưng không phải không dùng được. Sinh viên mà, lựa chọn những thứ hợp túi tiền là được rồi.”
Lý giải việc dù biết là mỹ phẩm giả nhưng vẫn dùng của các bạn sinh viên có lẽ đầu tiên là do tâm lý ham rẻ, không muốn đầu tư cho sản phẩm chất lượng giá cao hơn tại store. Mỹ phẩm giả thường không có biểu hiện gây hại ngay lập tức mà từ từ ngấm vào cơ thể. Người sử dụng không thấy biểu hiện là lại yên tâm dùng tiếp. Một trong những lý do tiếp theo đó là sự chạy đua theo bạn bè của không ít các bạn trẻ, nhìn thấy bạn bè sở hữu những thỏi son MAC, Chanel hay Tom Ford… nên cũng tự đầu tư một thỏi son giả có hình dáng gần như tương tự nhưng giá rẻ hơn có khi cả chục lần. Ví dụ như một thỏi son Tom Ford fake có giá khoảng 100 đến 150 nghìn so với mức giá hơn 1 triệu đồng của hàng thật.
Thỏi son Tom Ford giả có giá 100 nghìn đồng trông khá sang chảnh như hàng thật
Không giống như quần áo hay túi xách giả, mỹ phẩm giả dùng trên da sẽ trực tiếp tác động lên cơ thể. Sử dụng mỹ phẩm giả kém chất lượng rất dễ gây ra những vấn đề về da tùy theo cơ địa mỗi người như dị ứng, da sưng tấy, nổi mụn, nổi sần, ngứa, bong tróc vảy da, viêm nang lông, nhiễm trùng da, xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, nguy hiểm hơn là gây ung thư da, suy giảm chức năng tế bào máu…
Chị Thu Phương (Hoàn Kiếm) chia sẻ: “Hồi còn là sinh viên, mình cũng hay sử dụng mĩ phẩm giả. Biết là giả nhưng vẫn dùng vì hồi kinh tếeo hẹp. Sau mấy năm sinh viên da mặt xuống dốc trầm trọng vì mỹ phẩm kém chất lượng. Da mình sần sùi, nổi mụn rất ghê. Đi chữa ở Bệnh viện da liễu mà mới chỉ đỡ mụn đi chứ da mặt chắc không còn được mịn màng như trước. Về sau này chỉ dám dùng các sản phẩm dưỡng da có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mua tại những store uy tín, nhưng phần nhiều vẫn phải hạn chế mỹ phẩm trang điểm vì da đã bị tổn thương nặng. “
Làm đẹp vốn là nhu cầu không thể thiếu và biết làm đẹp một cách thông thái không phải là điều khó khăn. Thay vì ham rẻ chọn mua mỹ phẩm giả, nhái thì với khả năng tài chính không eo hẹp các bạn sinh viên vẫn có thể tìm mua được những loại mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tại những shop mỹ phẩm uy tín, chất lượng. Điều này cũng giúp sức khỏe, nhan sắc được đảm bảo, thay vì chỉ đẹp trong chốc lát rồi rước hậu quả dài dài.
Kem Trộn Độc Hại Vẫn Lừa Được Người Tiêu Dùng
Kem trộn chính xác là gì?
Kem trộn là thành phẩm của một quá trình lạm dụng sự pha trộn các thành phần theo tỷ lệ và nồng độ không chuẩn xác, nguyên liệu thiếu tính tinh khiết do không đảm bảo nguồn gốc, không có công nghệ và quy trình đảm bảo tính vệ sinh của những thương hiệu kinh doanh không rõ ràng.
Dạng kem trộn phổ biến trên thị trường có chứa Steroid nồng độ cao, cùng với các thành phần khác như Vitamin E, Cortibion, Aspirin, Becozym, Alcohol, chất tẩy trắng, chất tạo màu hóa học, chất bảo quản… Bản thân của một số thành phần trong kem trộn không gây hại, như Vitamin E làm mềm da, Cortibion điều trị viêm da, chống khuẩn, Aspirin là dẫn xuất của Salicylic Acid hỗ trợ kháng sưng viêm, hay Becozym là phức hợp các Vitamin B quen thuộc. Thế nhưng, bởi một cụm từ “cố ý lạm dụng” mà tất cả trở thành thành phần của một dạng sản phẩm nguy hại cho da. Đáng nói là không chỉ riêng Steroid liều cao mới gây hại cho da, một số chất được biết đến như cứu tinh của làn da Vitamin C, nhân sâm, ngọc trai, thảo dược… khi bị pha trộn không kể nguồn gốc và vô tội vạ cũng gây nên tác dụng tiêu cực cho người dùng.
Dấu hiệu nhận biết kem trộnThường thì rất tiếc là các sản phẩm kem trộn không bao giờ công bố thành phần hoặc sẽ không thể hiện đầy đủ, thậm chí ghi sai lệch thông tin, hoặc chỉ ghi một vài chất như glycerin, vitamin E,…Và cũng rất khó để đưa ra bằng chứng rõ cho tất cả các sản phẩm này, trừ khi mua hết và đem đi xét nghiệm. Nhưng xét nghiệm thì cũng chỉ phát hiện được trong lọ kem có những chất gì, chất đó thực tế có hại hay không còn cần thêm những xét nghiệm cao cấp hơn trong một thời gian dài ở phòng thí nghiệm trong các môi trường giả lập, tế bào hay invivo…và hàng loạt xét nghiệm gắt gao hơn.
Vậy làm thế nào để nhận biết kem trộn hay các sản phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng với mắt thường và tránh, đúng là rất khó nhưng vẫn có thể ghi ngờ nếu bạn bắt gặp các dấu hiệu này:
Hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không nhãn mác, hoặc có nhãn mác nhưng không có các chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền chỉ ghi đơn giản là kem của spa, công thức gia truyền, kem cốt…
Chất kem sệt, đặc mịn, thường có màu vàng, có mùi hắc
Các sản phẩm bạn bè, người quen đã dùng sản phẩm, một vài tuần đầu da trắng bật hẳn tông kiểu trắng như sứ, mịn màng, thậm chí mờ cả nám, tàn nhang…nhưng sau một thời gian hoặc khi ngưng thì da tổn thương nghiêm trọng như: – Da trắng bệch, xanh xao, thiếu sức sống. – Mao mạch bị giãn dẫn đến hiện tượng tấy đỏ trên da. – Da yếu hơn do màng bảo vệ ngoài lớp sừng bị phá hủy, gây nên hàng loạt các tình trạng mẩn ngứa, rát bỏng, phồng rộp, mụn mủ… – Da trở nên mất sức đề kháng, có thể gặp vấn đề với bất kì tác động nào từ bên ngoài lên da. – Các loại kí sinh trùng gây hại như demodex tấn công da mạnh mẽ, vô cùng nguy hiểm – Một số bạn còn xét nghiệm ra kết quả da nhiễm corticoid.
1. Công thức bí mật làm nên ‘kem trắng da tại nhà’ chục triệu đồngMất khoảng 0,60 giây gõ từ khóa “công thức trắng da tại nhà” đã có 247.000 kết quả hiện ra. Theo một công thức mình được giới thiệu, thành phần bao gồm: 6 hủ kem Thanh Hiền, 12 hủ Muôn Thuở, 12 hủ AC Thái, 18 hủ Tóc Xù, 1 hộp Emoon, 12 viên vitamin E với giá thành chỉ vài ngàn một hộp, TỔNG CHI PHÍ BẠN BỎ RA CHƯA ĐẾN 100.000VND.
Kem cô gái tóc xù Young One (Nguồn: Internet)
Kem ARCHÉ hay AC Thái (Nguồn: Internet)
Kem Muôn Thuở (Nguồn: Internet) May mắn được trải nghiệm cảm giác trộn KEM TRỘN TRẮNG DA SIÊU TỐC mà nhiều chị em lựa chọn sau khi sanh em bé, mình phải bịt khẩu trang khi trộn chúng một mùi hương hóa chất nồng nặc, màu vàng nhạt đặc sệt từ AC Thái và Emoon, Thanh Hiền và Muôn Thuở là thành phần tẩy trắng. Mặc dù mình là người ưa thích mùi hương. Đi sâu vào các con chợ Kim Biên không thiếu các loại hóa chất bao gồm các loại chất dưỡng da; các loại dầu hương: dâu, táo, sả, quế, tràm, trà xanh; chất tạo màu; tạo mùi, chất kích trắng khoảng 60.000đ/lít, vỏ chai, hộp khoảng 2.000đ tùy size lớn nhỏ,…
Với công thức mình vừa kể tùy theo sắc tố da thì 7 ngày sẽ trắng lên trông thấy. Những sản phẩm lột da cấp tốc chỉ mất 30 phút quấn màn bọc thực phẩm, việc tiếp theo là nhờ người thân trợ giúp “lột” từng mảng da. Một số chủ hãng kem trộn đã che mắt người dùng, ” kem giả chửi kem đểu” rằng “Kem dưỡng chứ ko phải kem tẩy. Dưỡng phải có thời gian, kem em không thuộc tẩy nên không phải 1 tuần hay 2 tuần là giống bạch tuyết”, bán với già thành cao cấp vài triệu một hộp.
Những nhà sản xuất mất công “hô biến” hàng trộn thành kem cao cấp mà người mua không hay biết da đang bị tàn phá từng ngày. Giá thành dưới 100k đến vài triệu một sản phẩm có gắn nhãn mắc Hàn, Singapore, Thailand, Nhật Bản,… Việc khách mang giấy nhãn về nhà tự dán, có mã vạch, nơi sản xuất là thành hàng cao cấp đã trở thành “chiêu lỗi thời”!
2. Chiêu thức bán hàng vượt xa thời đại của các đại gia kem trộn a. Thiết kế bao bì đẹp. bắt mắt, cầu kì b. Dùng sức ảnh hưởng của người nổi tiếng để PR cho thương hiệuMình dành lời khen cho hãng vì có tìm hiểu các bước trong chu trình skincare Hàn, nhưng các bạn đã dùng sai từ ngữ thông dụng nhất, kiến thức cơ bản. Liệu mình có nên tin tưởng việc chăm sóc da cho các bạn? “Serum trà xanh có công dụng dưỡng ẩm và làm căng mịn da mặt giúp da không bị mất nước và RA DẦU… Green tea acnes cream GIÚP GÔM ĐỘC TỐ TRÊN DA…đẩy nhân mụn thoát ra ngoài sau 1-2 TUẦN tuỳ tình trạng da nặng hay nhẹ”. Nhưng các hãng mỹ phẩm chỉ đua nhau bỏ tất cả những cụm từ thật hấp dẫn vào: trắng da, sáng da bật tông, da căng mịn bóng loáng,… để thu hút khách hàng thiếu kiến thức về làm đẹp, chứ ai có kiến thức về dưỡng da đều biết rằng, một sản phẩm chuyên về TẤT CẢ MỌI THỨ thì CHẲNG CÓ CHUYÊN VỀ THỨ GÌ!
d. Nhận nhiều giải thưởng về “Thương hiệu Việt”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao”?Nhiều bạn khen hàng của hãng được vinh danh Thương hiệu Việt được yêu thích nhất năm. Bằng cách mua hàng trôi nổi về nhà “nhờ” máy xay sinh tố trộn đều là có hàng cao cấp, rồi mang đến ban tổ chức giấy tờ kinh doanh để công bố sản phẩm, thật may là sở y tế cũng chẳng buồn kiểm tra sản phẩm và cuối cùng thì “xúng xính” đi nhận giải thưởng, tiếp tục mở rộng vượt khỏi biên giới.
3. Điều gì đến cũng phải đến a. Dư luận ném đá kem trộnCô chủ “bự” của Jenny Cosmetic được lên sóng cả Chuyển động 24h, kênh truyền hình cả nước VTV1, Bảng tin tối 8h được nạn nhân gửi sản phẩm bên Jenny Cosmetic về cho chương trình. theo lời nạn nhân: “Lúc đầu sử dụng thì trắng lên liền, nhưng thấy rất nhớt, sau vài ngày mụn sưng lên rất đau, sau đó thì lan ra khắp mặt…” Nạn nhân nói với bác sĩ: “Khi đổ sản phẩm đi thì như bột xà bông”. Kết luận của bác sĩ là nhiễm trùng da do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc”. Theo bác sĩ Trương Lê Anh tuấn – bệnh viện Da Liễu Hồ Chí Minh: “Ban đầu da trắng đi, do tác dụng làm teo da, giảm sắc tố. Teo đến một lúc nào đó da sẽ giãn mạch dẫn đến mất sắc tố tạm thời hoặc vĩnh viễn”.
3. Điều gì đến cũng phải đến a. Dư luận ném đá kem trộnCô chủ “bự” của Jenny Cosmetic được lên sóng cả Chuyển động 24h, kênh truyền hình cả nước VTV1, Bảng tin tối 8h được nạn nhân gửi sản phẩm bên Jenny Cosmetic về cho chương trình. theo lời nạn nhân: “Lúc đầu sử dụng thì trắng lên liền, nhưng thấy rất nhớt, sau vài ngày mụn sưng lên rất đau, sau đó thì lan ra khắp mặt…” Nạn nhân nói với bác sĩ: “Khi đổ sản phẩm đi thì như bột xà bông”. Kết luận của bác sĩ là nhiễm trùng da do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc”. Theo bác sĩ Trương Lê Anh tuấn – bệnh viện Da Liễu Hồ Chí Minh: “Ban đầu da trắng đi, do tác dụng làm teo da, giảm sắc tố. Teo đến một lúc nào đó da sẽ giãn mạch dẫn đến mất sắc tố tạm thời hoặc vĩnh viễn”.
(Nguồn: Hội những người tẩy chay mỹ phẩm Jenny Cosmetic)
(Nguồn: Hội những người tẩy chay mỹ phẩm Jenny Cosmetic) Thương hiệu này bán “cực chạy” trên toàn quốc, HOT đến nổi rất nhiều bản tin thời sự, các kênh truyền hình lớn, thậm chí hiện tại Jenny Cosmetic có hẳn một fanpage mang tên: “Hội những người tẩy chay mỹ phẩm Jenny Cosmetic” với hơn 17k người yên thích cho thấy mức độ bị ghét đến mức nào.
b. Còn khách hàng thì tiền mất tật mang 4. Kết luậnRành Rành Là Mỹ Phẩm Giả, Hàng Nhái Nhưng Nhiều Bạn Vẫn Bị Lừa
Thế giới mỹ phẩm phù phiếm ngày một đa dạng, mỗi ngày lại có thêm hàng ngàn sản phẩm, thương hiệu mới ra đời. Và tất nhiên cung càng lớn thì cầu cũng tăng, chưa có thời đại nào chúng ta dễ dàng mua mỹ phẩm đến thế, 1 lọ kem hay 1 thỏi son […]
3CEThương hiệu nổi đình đám 2023, cháy hàng ngay khi vừa lên kệ này tất nhiên sẽ là “con mồi” béo bở cho các “thánh” làm hàng nhái. Từ giả fullsize đến các set mini, từ ngang giá chính hãng đến vài chục ngàn, thậm chí có những set hãng hoàn toàn không sản xuất vậy mà vẫn có rất nhiều người tiêu dùng bị lừa.
Rồi đến các phiên bản fake giá siêu rẻ
Đến các set hãng không hề sản xuất
MAC
3CE mới hot gần đây chứ MAC thì gây bão ở giới makeup cả chục năm rồi vì thế mà số lượng hàng giả cũng cao ngất ngưỡng. Bên cạnh những loại son có giá chỉ vài chục ngàn đồng, giờ đây, dòng son này còn được làm giả tinh vi và bán với giá cao như son thật khiến nhiều người nhầm lẫn. Nếu không phải là một người tinh tường về son thì sẽ rất khó để bạn để bạn nhận ra những điểm khác biệt với son thật như: khi soi dưới đèn, lớp vỏ son fake hơi ánh bóng sáng hơn, thân son hơi lồi lõm, mùi son fake cũng hơi hắc… còn lại mã vạch hay chữ viết trên son fake cũng đẹp không thua kém son xịn chút nào.
Hàng fake phiên bản sáng tạo với những set mới, đến chính hãng còn không sản xuất
Nars RitaPhiên bản giới hạn đỏ rực lửa, sang chảnh Nars Rita cũng là một trong những thỏi son được làm giả nhiều nhất. Từ không công khai đến mức nhiều shop ghi rõ bản Fake 1, 2, 3….nào là bao chuẩn như hàng thật… với giả chỉ 50-80k chưa đến 1/10 giá hãng. Thế mà vẫn có người ham rẻ mua dùng thử xong đăng hình môi bị bong tróc, sưng viêm.
Son Bourjois Rouge Edition VelvetĐã ra mắt được vài năm, nhưng son Bourjois vẫn là dòng son kem lì được nhiều cô gái Việt yêu thích. Dù được nhiều người bán khẳng định chắc nịch “chỉ bán hàng thật”, “bao check code, phát hiện fake đền gấp 10” nhưng thực tế nếu không cẩn thận bạn vẫn sẽ mua phải hàng giả. Dòng son này được làm giả rất thật, người mua chỉ có thể phát hiện nếu tinh mắt để ý những điểm rất nhỏ như đường nét in bị dại, thân son bị xước, chất son nhanh trôi, bị bột…
Byphasse Solution MicellaireGiống như tẩy trang Bioderma, tẩy trang của Byphasse cũng được làm giả rất nhiều trên thị trường. Dòng tẩy trang fake này có bao bì dại, với nhiều lỗi chính tả, phông chữ cũng khác biệt so với hàng thật. Chúng gần như không có 1 chút khả năng tẩy trang nào.
Laneige Lip Sleeping Mask MiniDòng mặt nạ ngủ dành cho môi với sản phẩm mini có giá chưa đến 100 ngàn đồng, tuy rẻ nhưng chúng cũng được làm giả rất nhiều. Khi mua, bạn nên chú ý đến đường nét mực in, các phần cạnh rìa khó làm giả ở nắp, và chất kem bên trong.
Anastasia Beverly Hills Modern Renaissance Eyeshadow Palette
Bảng màu mắt nổi như cồn của Anastasia được làm giả rất tinh xảo, mà nếu chưa dùng hàng thật thì chắc chẳng ai có thể nhận ra điểm khác biệt. Các chi tiết nhỏ như nam châm, đường viền, đầu cọ… sẽ là những chỗ giúp bạn so sánh 2 mặt hàng.
Sữa non cô đặc kích trắng Clarins
Nổi lên từ trào lưu sữa non kích trắng, tắm trắng, lợi dụng thương hiệu Clarins để tạo uy tín bán hàng nhưng thực tế thì Clarins hoàn toàn không sản xuất sản phẩm này. Chính hãng cũng đã lên tiếng và cảnh báo người tiêu dùng trên fanpage. Nhưng thực tế vì mê hiệu ứng trắng nhanh và tin vào lời đường mật của người bán mà nhiều bạn vẫn bỏ tiền mua.
Minisize, sampleKhông chỉ làm giả hàng fullsize, thực tế làm giả hàng mẫu, sample còn dễ hơn rất nhiều và thực tế trên thị trường đầy rẫy từ nước hoa đến son, phấn, …và nhiều nhất phải kể đến minisize dưỡng da đặc biệt là các hãng Hàn Quốc.
Khi mua sample cũng cần cẩn thận xem nơi mua có uy tín không, kiểm tra kĩ thông tin trên sản phẩm, hạn sử dụng; thông thường trên các sample hãng tặng sẽ có dòng chữ ” Not for sale”. Mà đã là hàng tặng thì không có chuyện có cả hàng chục ngàn thậm chí nhiều shop chụp hình sample mà chất đầy nhà như núi trừ khi bạn phải là đại lý có đơn hàng siêu lớn mới được ưu ái như vậy.
Son Givenchy Son Tomford Son Louboutin
Còn với sản phẩm minisize thì tùy vào hãng, có hãng là hàng tặng kèm khi bạn mua theo chương trình khuyến mãi, hoặc set chứ không phải lúc nào họ cũng sản xuất hàng loạt size nhỏ. Thậm chí nếu bạn nghi ngờ bất cứ sản phẩm nào là hàng fake có thể email trực tiếp cho hãng để hỏi.
Một số hàng giả phổ biến khác: Làm thế nào để tránh mua phải hàng giả?Đồng ý rằng chúng ta không phải mắt thần để có thể phân biệt rõ xuất xứ thật giả của mọi mặt hàng nhưng có thể dựa trên kinh nghiệm mua cũng như các dấu hiệu , nguyên tắc bên dưới để đề phòng:
Nên mua ở các shop uy tín. Nếu hãng đã phân phối ở Việt Nam thì nên mua trực tiếp tại cửa hàng chính hãng, kể cả với sample. Nhiều hãng thường xuyên tổ chức chương trình tặng hoặc soi da kết hợp tặng sản phẩm dùng thử.
Kiểm tra kĩ lưỡng bao bì, mã vạch, nơi sản xuất, hạn sử dụng. Nếu đã trót mua có thể xem kĩ kết cấu, màu sắc sản phẩm có bị biến chất không. Với những hãng không ghi rõ hạn có thể tra qua trang checkcosmetic.com
Kiểm tra thông tin sản phẩm kĩ trước khi mua xem hãng có thực sự bán sản phẩm này không? Nhất là với các dòng son, màu son.
Không mua hàng sale với mức giá sập sàn chỉ mấy chục ngàn rẻ hơn sản phẩm chính hãng đến hơn 1 nửa, trừ khi bạn kiểm tra web hãng bên nước ngoài có sale thật đến 50-70% (thường áp dụng với mỹ phẩm Hàn).
Mỹ Phẩm Murad Giả Nguy Hiểm Và Độc Hại Như Nào???
Hiện tại Murad Việt Nam nhận được rất nhiều inbox của khách hàng về việc thẩm định sản phẩm thật-giả được mua từ các trang thương mại điện tử với mức giá giảm đến đáng kinh ngạc. Sau khi tìm hiểu và giả trang là khách mua hàng, Murad Việt Nam phát hiện ra nhiều thông tin bất ngờ và muốn chia sẻ đến những khách hàng thân yêu và đầy sự thông thái rằng:
1/ Sản phẩm Murad chính hãng không bao giờ giảm giá.Đây là lời khẳng định 100% trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Murad Việt Nam cũng như hệ thống đại lý chính thức không bao giờ giảm giá sản phẩm. Thế nên, nếu bạn không may mua phải những sản phẩm được giảm giá thì Murad chắc chắn rằng đó không phải sản phẩm chính ngạch được phân phối chính thức từ Mỹ về Việt Nam.
2/ Sản phẩm chính hãng có tem xác nhận bởi Bộ Công anTrên các sản phẩm chính hãng được phân phối bởi Murad Việt Nam luôn có tem của Bộ Công An được in rõ ràng sắc nét. Đồng thời phần tem được chia thành 2 phần rõ rệt: Một bên là của Murad (Đông Nghi – Công ty phân phối độc quyền và chính thức mỹ phẩm Murad tại Việt nam) và bên còn lại là tem chứng thực hệ thống đại lý phân phối chính thức của Murad.
3/ Sản phẩm chính hãng sẽ có tên của đại lý phân phốiNgoài ra, hiện tại có rất nhiều nơi giả mạo hợp đồng, bằng chứng nhận cũng như tem và lấy đó làm bằng chứng để tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi mua sắm trên các trang thương mại điện tử. Vì vậy, quý khách hàng nên lưu ý có 2 phần tem được dán trên mỗi sản phẩm chính hãng.
4/ Sản phẩm Murad chính hãng sẽ được bảo đảm tối đa quyền lợi cho người tiêu dùngKhi sở hữu những sản phẩm chính hãng được phân phối chính ngạch cũng như được bảo hộ bởi pháp luật Việt Nam, bạn không những được đảm bảo về mặt chất lượng mà còn tận hưởng những dịch vụ đẳng cấp & chính sách bảo hành rõ ràng. Ngược lại, với các sản phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc, bạn sẽ phải e ngại tính minh bạch, mất đi quyền lợi vốn có của tiêu dùng cũng như thiếu những tư vấn chuyên môn sâu sắc từ các chuyên gia.
Chất Độc Hại Trong Mỹ Phẩm: Phenoxyethanol Có Độc Hại Như Lời Đồn Không?
Ví dụ điển hình là chất bảo quản phenoxyethanol!
Nếu lên google search bằng tiếng Việt cụm “phenoxyethanol là gì” bạn sẽ nhận được 45.400 kết quả trong vòng 0.5 giây. Trong 2 trang đầu của tiên hiển thị những bài thuộc top google có đến 80% bài viết với tiêu đề giật tit kiểu: Điểm mặt các chất độc hại trong mỹ phẩm (chắc chắn có mặt phenoxyethanol), các chất độc hại trong mỹ phẩm mà bạn phải tránh, bla bla. Các bài viết này nội dung gần y như nhau. Họ kể tên các chất vô tội vạ và làm kiểu “thánh thiện” khiến người tiêu dùng rất hoang mang. Ví dụ này nói lên một số điều:
Không có các bài khoa học cụ thể tiếng Việt về phenoxyethanol, chỉ có các bài giật tit với nội dung y như nhau.
Mặt trái của truyền thông khi đưa ra những thông tin mập mờ. Những thông tin tốt về phenoxyethanol thì họ nói rất lướt qua và tập trung vào những nội dung tiêu cực về nó, số đông người đọc chắc chắn sẽ không còn nhớ những điều tốt về phenoxyethanol mà họ chỉ chăm chăm từ nay hãng nào dùng phenoxyethanol là xấu xa hết. Bởi con người vốn dĩ luôn tập trung vào nguy cơ nhiều hơn là cơ hội. Họ sẽ luôn nhìn thấy cái xấu trước cái tốt và tập trung vào cái xấu đó.
VẬY PHENOXYETHANOL LÀ GÌ? CÓ PHẢI CHẤT ĐỘC HẠI TRONG MỸ PHẨM NHƯ BÁO CHÍ GIẬT TÍT KHÔNG?
Phenoxyethanol là một chất bảo quản trong các sản phẩm chăm sóc da.
Công dụng: Phenoxyethanol có khả năng giết vi khuẩn, nấm, men, giúp cho sản phẩm không bị nhiễm khuẩn, giúp bảo vệ chất lượng của sản phẩm. Trong công thức của các sản phẩm dưỡng da và vệ sinh cá nhân cho trẻ em và người lớn đều có chất bảo quản Phenoxyethanol. Nếu không có Phenoxyethanol thì chính vi khuẩn sẽ phát triển trong sản phẩm dưỡng da và gây hại cho người dùng. Bạn sẽ thấy thành phần này trong hầu hết mỹ phẩm (như hada labo, vichy, paulachoice’s, skii…). Nếu đó là chất độc hại trong mỹ phẩm thật, liệu hầu hết các thương hiệu lớn trên thế giới có dám đánh đổi sử dụng? Đó là câu hỏi đáng suy ngẫm.
Vấn đề là phải sử dụng chất bảo quản này với nồng độ bao nhiêu để có hiệu quả mà vẫn bảo đảm được tính an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng. Đôi lúc thành phần tốt hay xấu nằm ở nồng độ sử dụng chứ không phải ở cái tên gọi của nó. Bạn có biết trong vecxin thường chứa 1 nồng độ nhỏ heroin. Điều đó không hề gây hại mà còn có lợi. Nhưng khi bạn sử dụng heroin thường xuyên, với nồng độ vượt mức sẽ gây nghiện.
Hiện nay các sản phẩm dưỡng da ở các nước Âu, Mỹ, Nhật Bảnvà ASEAN đều cho phép sử dụng nồng độ chất bảo quản Phenoxyethanol từ 0,4 đến dưới 1%.
Ở Việt Nam, áp dụng Theo Annex 2023 chương V của hiệp hội mỹ phẩm Asean thì được phép sử dụng không quá 1% không giới hạn loại sản phẩm. Song để an toàn thì chúng ta chỉ nên bôi chứ không nên nuốt nó.
Tóm lại Phenoxyethanol ở nồng độ dưới 1% không phải là chất độc hại trong mỹ phẩm. Thường Phenoxyethanol sẽ nằm ở phía cuối bảng thành phần do đó tỉ lệ nồng độ sẽ sử dụng thấp, phù hợp với sự cho phép của các cơ quan chức năng. Và bạn hãy yên tâm sử dụng nó.