Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Công Dụng Của Mỹ Phẩm Dưỡng Da # Top 10 View | Grandesecole.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tìm Hiểu Về Công Dụng Của Mỹ Phẩm Dưỡng Da # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Tìm Hiểu Về Công Dụng Của Mỹ Phẩm Dưỡng Da được cập nhật mới nhất trên website Grandesecole.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Để giảm lão hóa và ngăn ngừa những nếp nhăn, phái đẹp luôn tin dùng những sản phẩm dưỡng da như kem làm trắng da mặt,… Nhưng đôi khi, chúng ta ít tìm hiểu cụ thể về công dụng của mỹ phẩm dưỡng da. Chính vì thế bài viết này sẽ cho bạn biết vài công dụng cơ bản của đa số các loại mỹ phẩm dưỡng da.

Mỹ phẩm dưỡng da là sản phẩm giúp chăm sóc, phục hồi làn da bị hư tổn, đồng thời giảm lão hóa cho chị em phụ nữ khi bước vào giai đoạn trung niên. Khi sử dụng các loại mỹ phẩm dưỡng da này, bạn phải nắm rõ công dụng của nó. Tại sao phải như vậy? Bởi lẽ, mỗi loại sữa dưỡng da mặt có các thành phần và tác dụng khác nhau. Vì thế, việc nắm rõ công dụng của mỹ phẩm dưỡng da sẽ giúp chị em lựa chọn sản phẩm phù hợp với mục đích mà mình mong muốn.

Cùng với đó, một số loại còn có công dụng giảm lão hóa, ngăn ngừa nếp nhăn và xóa mờ các vết thâm, sạm đen. Và nhờ có sản phẩm này mà vào những ngày thời tiết se lạnh, làn da được cân bằng dưỡng ẩm và mịn màng đến không ngờ.

Bên cạnh đó, đối với chị em có màu sắc trên khuôn mặt không được tươi sáng thì khi sử dụng mỹ phẩm dưỡng da còn giúp loại bỏ các sắc tố làm da đen sạm, tăng cường cung cấp vitamin cho làn da trắng hồng hơn.

Tuy nhiên, bạn đừng mong muốn một sản phẩm dưỡng da, làm trắng cấp tốc. Bởi lẽ, không phải mỹ phẩm là thần dược mà có hiệu quả nhanh chóng mà người sử dụng phải biết kiên nhẫn, chờ đợi và lưu ý những sự thay đổi tích cực trên làn da.

Cho nên, nếu muốn sử dụng những loại mỹ phẩm dưỡng da thì tốt nhất nên dùng vào ban đêm hay che chắn kĩ càng khi ra ngoài đường để tránh ánh nắng tác động trực tiếp. Nắm rõ những công dụng của mỹ phẩm dưỡng da sẽ giúp chị em lựa chọn sản phẩm thích hợp cũng như biết cách chăm sóc vẻ tươi trẻ của mình.

Một khuôn mặt tươi sáng, mịn màng làm chị em cảm thấy tự tin và quyến rũ. Và không có giải pháp nào tốt bằng việc nắm rõ mục đích và công dụng loại mỹ phẩm mà bạn sẽ lựa chọn sử dụng.

Khả Vân tổng hợp

Tìm Hiểu Về Công Nghệ Nano Trong Mỹ Phẩm

Khoa học nano và công nghệ nano là nghiên cứu và ứng dụng những thứ cực kỳ nhỏ và có thể được sử dụng trên tất cả các lĩnh vực khoa học khác nhau, như hóa học, sinh học, vật lý, khoa học vật liệu và kỹ thuật và mỹ phẩm.

Nhà vật lý Richard Feynman chính là cha đẻ của công nghệ nano.

Trong bài nói chuyện của mình vào ngày 29 tháng 12 năm 1959, Feynman đã mô tả một quá trình trong đó các nhà khoa học sẽ có thể điều khiển và kiểm soát các nguyên tử và phân tử riêng lẻ.

Tuy nhiên, hơn một thập kỷ sau Giáo sư Norio Taniguchi mới đặt ra thuật ngữ “công nghệ nano”.

Mãi đến năm 1981, với sự phát triển của kính hiển vi có thể “nhìn thấy” các nguyên tử riêng lẻ, công nghệ nano hiện đại mới thực sự bắt đầu.

Các ứng dụng cho các tính chất đặc biệt này đã được đề xuất trong nhiều ngành công nghiệp và ngành công nghiệp mỹ phẩm là một trong những ngành mong muốn tận dụng tối đa các lợi ích mà công nghệ nano mang lại.

Vật liệu nano đã được sử dụng để thử và cải thiện hiệu suất của hàng loạt các sản phẩm, từ kem dưỡng ẩm và kem chống lão hóa đến chăm sóc tóc.

Hai công dụng chính của hạt nano trong các sản phẩm mỹ phẩm là lọc tia cực tím và phân phối các hoạt chất.

Titanium dioxide và kẽm oxit đều được sử dụng rộng rãi trong kem chống nắng để ngăn ngừa tác hại của tia cực tím đối với da – các cấu trúc nano của các vật liệu này đã được chứng minh nhiều lần để cho hiệu suất tốt hơn nhiều so với các hạt lớn hơn, phản xạ ánh sáng nhìn thấy và hấp thụ tia cực tím với hiệu quả rất cao.

Các hạt nano hiện được sử dụng trong phần lớn các sản phẩm chống nắng trên thị trường, cũng như nhiều sản phẩm mỹ phẩm khác.

Các nhà sản xuất mỹ phẩm sử dụng các phiên bản nano của các thành phần để cung cấp khả năng chống tia cực tím tốt hơn, thâm nhập vào da sâu hơn, hiệu quả lâu dài, tăng màu sắc và chất lượng,…

Việc sử dụng rộng rãi các vật liệu nano này trong mỹ phẩm là do các hạt nano này có được các tính chất mới hơn khác với các hạt có kích thước lớn. Những đặc tính thay đổi này bao gồm màu sắc, độ trong suốt, độ hòa tan và khả năng phản ứng hóa học, làm cho vật liệu nano trở nên hấp dẫn đối với ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Ưu điểm của công nghệ nano trong mỹ phẩm

Sử dụng công nghệ nano trong mỹ phẩm nhằm mục đích làm cho nước hoa tồn tại lâu hơn, kem chống nắng hiệu quả hơn và chống lão hóa.

Để tối ưu hóa các điều kiện sản xuất cho công thức chăm sóc da.

Ngăn ngừa tóc chuyển sang màu xám và cũng để ngăn ngừa rụng tóc & được sử dụng để bảo quản các hoạt chất, như vitamin và chất chống oxy hóa, và độ sáng của tóc.

Cải thiện khả năng chống tia cực tím kết hợp với các loại kem chống nắng hữu cơ như 2- hydroxy-4-methoxy benzophenone, điều này cho phép giảm nồng độ của chất hấp thụ tia cực tím.

Sử dụng làm bộ lọc UV trong các sản phẩm chống nắng.

Kích thước nhỏ cho phép thẩm thấu hiệu quả vào da.

Có thể làm giảm mất nước qua da.

Các nhà sản xuất mỹ phẩm đang chuyển hướng sang công nghệ nano bằng cách kết hợp công nghệ nano trong hầu hết các quy trình sản xuất của họ.

Hứa hẹn công nghệ nano sẽ mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành công nghiệp mỹ phẩm!

Imc – Tìm Hiểu Về Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da

1. Tìm hiểu về da: – Da người lớn có diện tích 1,5m2 đến 1,8m2 và có trọng lượng trung bình là 15-18 kg (tính cả hạ bì và mô mỡ). Da là một hàng rào bảo vệ các cơ quan sâu như thần kinh, mạch máu cơ xương, phủ tạng khỏi các tác hại của các yếu tố cơ học, lý học, hóa học, vi khuẩn có hại. Nhờ có cấu trúc chặt chẽ của lớp Malpighi được tăng cường do các cầu nối giữa các tế bào, nhờ vùng tiếp giáp trung – thượng bì vững chắc, nhờ sự đàn hồi vừa dẻo vừa chắc của các sợi tạo keo, sợi liên kết ở trung bì, nhờ lớp mỡ đệm dưới da nên da có thể chống lại các chấn thương, sây sát từ ngoại cảnh (da chịu được một áp lực 1,8 kg trên một milimet vuông) – “Khả năng tiệt trùng tự nhiên của da” là khả năng chống đỡ sự tấn công của vi khuẩn, nấm; chống đỡ sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Có được khả năng này là do da có lớp “phim mỡ” trên bề mặt thượng bì bao gồm chủ yếu là acid béo triglyxerit, cholesterol, chất bã. Những chất này giúp da không bị ẩm quá hoặc khô quá. – Da có tác dụng ngăn cản sự tác dụng của ánh sáng. Lớp sừng không cho ánh sáng có bước song 200 nm xuyên qua. Lớp trung bì ngăn cản bức xạ ánh sáng có bước sóng 340 – 700 nm. Các bức xạ có bước sóng dài gây biến đổi nhiệt làm tăng chuyển hóa. Bức xạ có bước sóng ngắn (tử ngoại) gây ra hiệu ứng quang điện, thay đổi điện tử ở màng tế bào từ đó dẫn đến thay đổi tính thấm. Các sắc tố da cũng có tác dụng ngăn cản tác động của bức xạ ánh sáng bảo vệ các cơ quan dưới da. – Độ toan kiềm (pH) của da là yếu tố quan trọng để chống đỡ với vi khuẩn và nấm. Tùy từng vùng da, pH của da thay đổi từ 4,2 – 5,6. Những vùng da kiềm hóa (vùng có nhiều mồ hôi ẩm ướt, nếp bẹn, kẽ chân, nách…) dễ bị nấm và vi khuẩn tấn công. Thượng bì còn có nhiều khả năng trung hòa đối với dung dịch toan hoặc kiềm loãng đặt trên da (khả năng đệm). – Ngoài ra, da còn đảm nhận rất nhiều chức năng khác như điều hòa nhiệt độ cơ thể, bài tiết mồ hôi, bài tiết chất bã, dự trữ chuyển hóa, tạo keratin và tạo melanin, tạo hình thái cơ thể con người

2. Thực trạng, một vài sản phẩm chăm sóc da ngoài thị trường 2.1. Kem dưỡng da – Dùng kem dưỡng da cần biết rõ mình có loại da nào: • Loại da lý tưởng, lỗ chân lông nhỏ, dễ dùng các loại mỹ phẩm nhưng tránh lạm dụng làm mất vẻ đẹp tự nhiên. • Loại da nhờn, có tuyến bã hoạt động mạnh, lỗ chân lông to không thích hợp với loại mỹ phẩm bôi mặt vì làm bít lỗ chân lông, gây mụn. • Loại da khô, tuyến bã hoạt động kém, hay bị tróc da thích hợp với loại kem có độ ẩm cao. • Loại da hỗn hợp ở vùng trán, mũi, cằm hay bị nhờn, ở vùng má lại hay bị khô chỉ thích hợp với loại kem dưỡng da riêng biệt. • Loại da nhạy cảm, dễ dị ứng nên hạn chế dùng mỹ phẩm. – Quy trình chăm sóc da: Rửa mặt – Toner (nước hoa hồng) – Serum/Lotion – Kem dưỡng • Sữa rửa mặt: làm sạch da, bụi bẩn, dầu, nhờn, lớp trang điểm. • Toner/skin ( nước hoa hồng): làm sạch tàn dư của bước rửa mặt, cân bằng PH, tạo độ ẩm cho da, giúp da hấp thụ tốt hơn các lớp dưỡng tiếp theo. • Serum/Lotion: mang tính đặc trị như trị mụn, trắng da, se khít chân lông, săn chắc da… • Kem dưỡng: dưỡng ẩm, thêm một vài tính năng như: ngăn ngừa lão hóa, dưỡng trắng, trị mụn…tùy theo dòng sản phẩm.

2.1.1. TONER hay còn gọi là NƯỚC HOA HỒNG – Toner đóng vai trò cân bằng lại độ PH cho da vì các loại sữa rửa mặt, xà phòng có độ PH cao thường làm da khô sau khi rửa mặt. Toner còn được gọi là nước cân bằng hay dung dịch săn da gồm rất nhiều loại khác nhau như hoa hồng, trà xanh, thảo mộc… Toner có tác dụng cân bằng độ pH trên da sau khi tiếp xúc với sữa rửa mặt, đồng thời làm sạch sâu, lấy đi những tế bào chết hoặc các bụi bẩn còn sót lại trên da. – Toner được chia thành 2 loại: • Toner chứa cồn giúp làm sạch bề mặt da, cân bằng độ pH, se khít lỗ chân lông. Thành phần cồn có tỷ lệ phù hợp giúp làn da được sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giúp việc hỗ trợ và điều trị mụn tốt hơn • Toner không chứa cồn chỉ chứa các vitamin và khoáng chất, giúp làm sạch bề mặt da, dưỡng da và cân bằng độ ẩm cho da. – Nước hoa hồng là 1 loại toner (hay là một phần nhỏ trong toner) có công dụng dưỡng da với thành phần chủ yếu là tinh chất hoa hồng. Trong nước hoa hồng chứa nhiều vitamin A, vitamin C cùng nhiều loại dưỡng chất giúp cho làn da được nuôi dưỡng, cân bằng độ ẩm, hạn chế các dấu hiệu lão hóa, se khít lỗ chân lông… Bên cạnh đó, nước hoa hồng còn được dùng để tẩy trang nhờ lượng cồn vừa phải trong thành phần.

2.1.2. ESSENCE; SERUM – Serum là gì? Serum là một chất lỏng nhẹ có công thức dưỡng da chuyên sâu chứa nhiều khoáng chất và vitamin với các phân tử cực kì nhỏ, có thể thẩm thấu sâu vào da và cung cấp các thành phần dinh dưỡng với nồng độ cao. • Thành phần của serum được điều chế và xử lý để có kích thước phân tử nhỏ hơn so với các loại sản phẩm dưỡng da khác như toner (nước hoa hồng) hay kem dưỡng ẩm. Vì thế, nó có thể thẩm thấu vào da sâu hơn, tác động tốt hơn. • Có hai loại là serum dạng dầu và dạng nước. Mặc dù có gốc dầu và nước, nhưng cấu trúc của nó không chứa dầu, nên có khả năng thẩm thấu sâu và nhanh vào da mà không gây hiện tượng bóng nhờn. • Lựa chọn dùng Serum theo độ tuổi: • Tuổi dậy thì (serum có chức năng trị mụn) • Tuổi 20-25 (serum cấp ẩm, dưỡng trắng, nuôi dưỡng làn da sâu) • Tuổi U30 (serum chống lão hóa, giảm nếp nhăn) • Tuổi U40 trở đi (serum trẻ hóa, làm mờ nếp nhăn sâu) • Một số cách kết hợp khi sử dụng Serum: • Dùng chung cùng Toner: Toner hỗ trợ da có thể hấp thụ tốt toàn bộ các dưỡng chất của serum, thẩm thấu và đều các dưỡng chất xuống sâu dưới da. Bằng cách làm sạch da bằng sữa rửa mặt, thoa toner và massage nhẹ, cuối cùng sử dụng serum cho da. • Dùng chung cùng kem dưỡng da: Kem dưỡng và serum có cùng công năng khi kết hợp cùng nhau sẽ hỗ trợ và có hiệu quả gấp 2 lần so với bình thường. Tuy nhiên, việc kết hợp 2 sản phẩm dưỡng da cùng 1 lúc bạn cần lựa chọn chất kem cũng như tinh chất có độ lỏng nhẹ, dễ thấm sâu và khô nhanh, tránh bôi dày khiến da bị bí tắc và nổi mụn. – Serum và essence có khác nhau không? Về bản chất hai loại chỉ khác nhau ở kết cấu dung dịch, cả 2 đều là những phân tử có kích thước nhỏ liên kết cùng nhau, nhưng essence sẽ lỏng hơn, serum đặc hơn và hơi dính. Về hiệu quả 2 loại đều tương đương, ngang bằng nhau.

2.1.3. EMULSION: là sữa dưỡng, nó còn có tên gọi khác là LOTION và lỏng hơn CREAM rất nhiều. Trong hầu hết các bộ dưỡng thì đây là sản phẩm duy nhất có chức năng cấp nước cho da.

2.1.4. AMPOULE là tinh chất dưỡng cô đặc hơn, chứa nhiều dưỡng chất hơn, có tác dụng gấp nhiều lần so với ESSENCE hay SERUM. Nói cách khác, AMPOULE như thuốc bổ cho da, thẩm thấu sâu hơn và có tác dụng lên da nhanh hơn so với các loại tinh chất thông thường khác.

2.2. Kem chống nám, chống nắng – Tia tử ngoại có 3 loại: loại A (UVA) có bước sóng 320 – 400 nanomet, xuyên qua biểu bì đến hạ bì. Loại B (UVB) có bước sóng 290 – 320 nanomet xuyên biểu bì đến bì. Loại C (UVC) có bước sóng 180 – 290 nanomet xuyên qua được biểu bì. Hai loại đầu xuyên sâu và gây hại cho da. Tùy khả năng cản tia tử hoại, người ta chia kem chống nắng thành 3 loại như sau: • Loại cản hoàn toàn: bao gồm các chất titanoxid, zinoxid, bột talc. Khi chế thành kem titanoxid bôi lên mặt sẽ làm da mặt trắng mịn, nhưng nếu bôi nhiều sẽ làm da “trắng bợt” khó coi. Mỹ phẩm chứa các chất trên nhưng chỉ ở nồng độ thấp nên khả năng chống nắng hạn chế. • Loại cản nắng một phần: bao gồm các chất paraaminobenzoic, sabitan, stearate, poloxamer, Mineral oil (dầu khoáng), dung dịch chứa methyl anthranilat, propylene glycol hoặc các dầu chứa salicylate, cumarin. Loại này cản được các tia UVB, không cản được tia UVA, làm da có màu ngăm đen. • Loại thứ ba cản được cả UVB lẫn UVA: có chất oxibenzone. Cản được tia UVA lẫn UVB, có hiệu lực ngay cả khi có nước. Được coi là loại thực tế có khả năng chống nắng tốt hơn. – Lời khuyên: Tránh ra nắng vào giờ cao điểm nhiều tia tử hoại (từ 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều), sử dụng các thiết bị chống nắng nếu bắt buộc phải ra ngoài, ăn chế độ nhiều ra quả, dùng mỹ phẩm chống nắng khi cần thiết. Cách chọn các loại kem chống nắng: Xem chữ SPF (Sunscreen Protection Factor) trên nhãn có nghĩa là yếu tố bảo vệ chống nắng hay còn gọi là chỉ số chống nắng. • SPF = 2-4 che chở được việc cháy nắng vừa phải, vẫn sạm da. • SPF = 8-12 chống cháy da tốt hơn, hạn chế sạm da • SPF = 12-20 chống cháy da rất tốt, rất ít hoặc không làm sạm da • SPF = 20-30 giúp che nắng (chống cháy da) tốt nhất, không làm sạm da • SPF = 30+ khả năng chống nắng không cao hơn loại SPF = 30 Dễ hiểu hơn SPF = 2 chỉ lọc được 50% tia UVB; SPF = 15 lọc được 93% tia UVB. Liều lượng bôi: 25g (6 thìa cà phê)/ lần. Nếu dùng loại SPF cao nhưng bôi không đủ liều thì cũng không có ý nghĩa. Loại có ghi “water proof” là loại không thấm nước, sau 2 giờ phải bôi lại/ lần.

2.3. Mỹ phẩm trang điểm – Chăm sóc da khi dùng mỹ phẩm trang điểm: • Tẩy trang: Nếu trang điểm lớp kem nền dày, bụi bẩn nhiều, da khô thì chọn loại tẩy trang chứa chất dầu. Nếu trang điểm mỏng, ít bụi bẩn, da dễ bị mẫn cảm, không thích cảm giác nhờn thì chọn dạng tẩy trang nước. • Rửa mặt: Dùng loại sữa rửa mặt tạo bọt hoặc loại sữa tạo ra những hạt nhỏ li ti loại bỏ các chất bẩn nằm sâu trong lỗ chân lông và lớp sừng, giữ độ ẩm cho da. • Dùng nước: Loại bỏ phần dư sau tẩy trang, làm cho da sạch và mát. – Các loại tẩy trang: • Sữa tẩy trang: Giúp da không bị căng. • Kem tẩy trang: Sản phẩm dễ chịu cho da, thích hợp với da thường, da khô. • Khăn giấy tẩy trang: Thích hợp dùng khi đi du lịch hay không có thời gian tẩy trang, tuy nhiên dễ làm da nổi mụn nếu dùng sản phẩm không phù hợp. • Nước tẩy trang: Thích hợp với mọi loại da. Một số loại có thể dùng thay thế sữa rửa mặt mà không cần xả lại với nước. Tuy nhiên cần dùng kèm với bông tẩy trang. • Dầu tẩy trang: Sản phẩm tẩy trang có thể “gội sạch” mọi lớp make up khó nhằn nhất. • Gel tẩy trang: Giúp làm sạch da từ sâu bên trong nên chỉ cần thoa lớp mỏng lên mặt và rửa lại với nước sạch là được. – Sản phẩm tẩy trang phù hợp từng loại da: • Da khô, da thường: sữa, kem, gel và dầu tẩy trang. • Da dầu, da nhờn mụn: Nước tẩy trang (trường hợp ít trang điểm, dùng hàng ngày). Dầu tẩy trang (trường hợp trang điểm nhiều, chủ yếu là “dầu nhũ hóa dầu” tức là loại bỏ dầu thừa trên da, làm da mềm mịn, se khít lỗ chân lông. Cách sử dụng như sau: Nhẹ nhàng thoa dầu tẩy trang lên da mặt để loại bỏ các bụi bẩn và trung hòa lớp dầu thừa. Nhũ hóa bằng nước ấm để lượng dầu thừa không làm tắc lỗ chân long). • Da nhạy cảm: chỉ nên sử dụng các sản phẩm không có công thức phức tạp, càng đơn giản càng tốt, không cồn và hương liệu. – Tham khảo thành phần một bộ mỹ phẩm trang điểm: • Kem dưỡng và kem lót: Kem dưỡng cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da, đồng thời làm mềm da giúp lớp trang điểm bám bền hơn. Còn kem lót có tác dụng như một lớp màng bảo vệ da khỏi tác động của các thành phần hóa học trong mỹ phẩm. Bên cạnh đó kem lót hỗ trợ làm mờ lỗ chân lông, các nếp nhăn… cho da mịn màng và đều màu. • Kem nền và kem che khuyết điểm: Chọn kèm nền phù hợp tùy thuộc vào tính chất da và nhu cầu. Chẳng hạn như kem nền kiềm dầu, kem nền có chứa chất dưỡng ẩm, kem nền có độ che phủ mỏng, vừa, dày… Kem che khuyết điểm dùng cho khuyết điểm lộ rõ như mụn bọc, quầng thâm mắt… • Kẻ lông mày • Phấn mắt, kẻ mắt và mascara • Son nude và son đỏ • Dụng cụ trang điểm • Má hồng và phấn tạo khối: Phấn khối giúp gương mặt bạn trông thon gọn hơn, có góc cạnh và chiều sâu, đồng thời cũng làm tôn lên đường nét gương mặt.

http://imc.net.vn/tin-su-kien/cung-imc-tim-hieu-ve-my-pham-cham-soc-toc/

http://imc.net.vn/ve-imc12/

Tìm Hiểu Về Các Thành Phần Của Mỹ Phẩm Chăm Sóc Da Hữu Cơ (Organic)

Tìm hiểu về các thành phần của Mỹ phẩm chăm sóc da hữu cơ (Organic)

Nếu bạn muốn có một làn da sạch, đẹp và săn chắc, bạn nên thiết lập một chế độ chăm sóc da tốt. Một thói quen chăm sóc sắc đẹp tốt ngoài việc ăn uống đầy đủ các chất và tránh các loại gây hại cho da thì phải hãy bắt đầu với việc tìm hiểu và mua các sản phẩm chăm sóc da chất lượng tốt. Các sản phẩm nên dịu nhẹ và phù hợp với làn da, nhưng hiệu quả và không chứa các thành phần hóa học gây hại cho da.

Những hóa chất có trong các loại sản phẩm trang điểm như vấn hay kem nền tạo da sáng ảo có thể làm khô da cũng như tăng khả năng xuất hiện các nếp nhăn và có thể khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật. Vì thế sử dụng các loại mỹ phẩm chăm sóc da hữu cơ sẽ giúp tái tạo và hồi phục các khuyết điểm trên mặt

Trong khi một số người hoàn toàn hài lòng khi mua các sản phẩm chăm sóc da thông thường, một số khác lại chọn các nhãn hiệu chăm sóc da nguồn gốc tự nhiên và tận hưởng nhiều lợi ích hơn khi sử dụng các sản phẩm hữu cơ, đặc biệt là tránh các tác nhân gây hại. Sự thật là, với tình trạng không khí và môi trường ô nhiễm hiện tại, việc lựa chọn các lại mỹ phẩm Organic giúp bảo vệ cơ thể chúng ta trước những tác động bên ngoài và cả các thành phần gây hại của các loại mỹ phẩm thông thường như paraben, hóa dầu và các mùi hương gây kích ứng da khác. Tuy vậy việc sử dụng các loại mỹ phẩm Organic hiện chưa được quan tâm đúng mức bởi thói quen sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm thông thường.

+ Một số loại Mỹ phẩm Organic phổ biến:

Làm sạch là bước đầu tiên trong bất kỳ chế độ chăm sóc da nào. Điều bắt buộc là phải tìm một chất tẩy rửa êm dịu có thể loại bỏ các chất thải và bụi bẩn còn bám trên các lỗ chân lông và trên da. Nếu thường xuyên sử dụng mỹ phẩm, bạn nên đảm bảo chọn được một loại sữa rửa mặt đủ tốt để tẩy sạch đi lớp trang điểm cũng như bụi bẩn trong suốt ngày dài.

Nước ép táo (làm mềm da)

Dừa, hướng dương, jojoba và dầu mè (dưỡng ẩm cho da)

Trà xanh (đặc tính chống oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa)

Nha đam (cân bằng độ pH của da)

Chiết xuất từ lá rau má (giảm viêm)

Tinh chất hoa phong lữ và tinh chất cây hoắc hương (bù nước cho làn da nhiều nếp nhăn)

Chiết xuất từ cỏ đuôi ngựa (chữa lành vết thương)

Dầu cam ngọt và hoa cúc (lợi ích trị liệu)

Sau khi rửa sạch da, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm da mặt nhẹ nhàng cho da. Hầu hết các loại sữa rửa mặt đều có công thức dưỡng ẩm. Điều này giúp tăng độ ẩm trong da cũng như tăng độ săn chắc và đàn hồi. Kết hợp với các loại sữa rửa mặt, Kem dưỡng ẩm Organic giúp lưu giữ lại độ ẩm trên da lâu hơn và tốt hơn.

Các thành phần phổ biến trong các sản phẩm kem dưỡng ẩm tự nhiên bao gồm các loại hạt và dầu trái cây, tinh dầu và các loại thực vật giàu dưỡng chất khác bao gồm:

Bơ thực vật Cupuacu, bơ hạt mỡ (Shea butter) và chiết xuất dưa chuột (giữ ẩm cho da).

Dầu quả Acai (đặc tính chống oxy hóa)

Dầu hoa cúc Calendula (làm giảm viêm)

Cám gạo, dầu hạnh nhân ngọt, chiết xuất cải xoong và nước ép nha đam (cung cấp vitamin và khoáng chất)

Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ các tế bào da trên cùng đã chết có thể chặn lỗ chân lông và dẫn đến sự phát triển của mụn trứng cá.

Annie Dodson – Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ từ phòng khám hàng đầu của Úc (Cosmos Clinic) nói rằng:

“Các sản phẩm chăm sóc da với axit alpha-hydroxy (AHA) giúp nới lỏng các tế bào da bị tổn thương, tối đa hóa quá trình tái tạo tế bào và tăng sự tích tụ glycosaminoglycan trên da. Điều này giúp làm sạch lỗ chân lông, hạn chế việc xuất hiện các nếp nhăn trên da và loại bỏ cản trở để các thành phần như Vitamin A, kem tẩy trắng và chất chống oxy hóa thẩm thấu qua da.”

Dầu hạt mè, dầu ô liu, bơ hạt mỡ (Shea butter) và chiết xuất dưa chuột (loại bỏ các dấu hiệu lão hóa).

Đường mía thô (làm sạch và tẩy tế bào chết cho da).

Dầu jojoba và chiết xuất cải xoong (nuôi dưỡng da).

Dầu cam ngọt (lợi ích trị liệu bằng hương thơm).

Tinh dầu chanh và cam bergamot (thêm hương thơm tự nhiên).

Hạt jojoba (loại bỏ tế bào da).

Nếu bạn muốn bảo vệ làn da mặt và cơ thể khỏi các thành phần gây hại được sử dụng trong hầu hết các thương hiệu mỹ phẩm thông thường, có lẽ bạn nên cân nhắc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da hữu cơ. Mọi người đều quan tâm đến sức khỏe và cuộc sống của họ, điều đó có nghĩa là chúng ta nên chủ động và cẩn thận trong việc lựa chọn sử dụng sản phẩm chăm sóc da nào.

– Sưu tầm –

BIBI SHOP

Địa chỉ:  18 Tam Châu, Phường Tam Phú, Q.Thủ Đức, TP.HCM

Số điện thoại: 089.870.0679

Email: bibishop360@gmail.com - usa.cosmetics360@gmail.com

Website: www.usacosmetics360.com

Cập nhật thông tin chi tiết về Tìm Hiểu Về Công Dụng Của Mỹ Phẩm Dưỡng Da trên website Grandesecole.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!