Thành Phần Mỹ Phẩm Huxley / Top 6 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 5/2023 # Top View | Grandesecole.edu.vn

Silicones Trong Thành Phần Mỹ Phẩm

Silicones là các polyme có cấu trúc hóa học dựa trên các chuỗi silic và nguyên tử oxy thay thế. Có rất nhiều loại silicones khác nhau và rất khó để biết liệu dầu gội hoặc dầu dưỡng tóc của bạn có chứa chúng không nếu bạn không biết mình đang tìm kiếm gì. Nhưng hãy tìm những từ kết thúc với “-cone, -xane, -conol” trong danh sách thành phần.

Silicones trong thành phần mỹ phẩm không hấp thụ vào da hoặc tóc và không tan trong nước, bám chặt và rất khó để rửa trôi đi. Được sử dụng để làm cho bạn có cảm giác tóc suôn mượt và mềm mại. Silicone tạo thành một lớp bao xung quanh trục tóc, chống khả năng thấm nước tự nhiên của tóc, có thể dẫn đến khô và dễ trẻ sợi. Khi nó được sử dụng trong thành phần của sản phẩm dành cho da, nó không chỉ bẫy độ ẩm mà còn là vi khuẩn, dầu da, bã nhờn, và các tạp chất khác. Điều này có nghĩa là những người dễ bị mụn trứng cá hoặc da nhờn có nhiều khả năng bị mụn đầu đen và mụn trứng cá tăng lên khi sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần silicones.

Silicones trong thành phần mỹ phẩm tạo ra ảo giác tạm thời cho mái tóc khoẻ mạnh hay cảm giác mềm trên bề mặt da. Nhưng khi chúng tiếp tục tạo từng lớp, từng lớp qua việc sử dụng, tóc bạn sẽ trĩu xuống, dầu chân tóc tiết nhiều hơn. Da bạn sẽ bị cảm giác bì bì và không thông thoáng.

Lý do vì sao lại vậy ?

Một mặt, silicones trong thành phần mỹ phẩm cho tóc bạn cảm giác trơn trượt và mượt từ chân tóc tới ngọn tóc, cảm giác tóc khoẻ và đủ ẩm. Nhưng các sản phẩm silicones này lại ngăn ngừa các thành phần dưỡng ẩm khác xâm nhập vào trục tóc của bạn, và vì hầu hết silicones không hòa tan trong nước, chúng bám chặt vào tóc bạn theo thời gian.

Vì cơ chế bao bọc khoá ẩm, nó cũng sẽ khoá luôn vi khuẩn, dầu da, bã nhờn và các tạp chất khác.

Vì cơ chế chống hút ẩm, nó sẽ làm da đầu của bạn bị khô, chân tóc bị dầu, tóc lâu dần sẽ dễ gẫy rụng vì không được cấp ẩm.

Còn điều nữa, điều mà nhà sản xuất không hề khuyến cáo, nếu da bạn mẫn cảm thì không nên dùng vì rất có thể sẽ mẩn đỏ, nổi mề và ngứa. Nhẹ thì da chân tóc sẽ bị khô và tạo gầu.

Và bottom line là, silicones có giá rẻ hơn rất nhiều các thành phần khác khi dùng trong sản phẩm. Các bạn đừng chỉ nghĩ là silicones chỉ có trong các sản phẩm dòng trung bình, các sản phẩm dòng đắt tiền vẫn có thành phần silicones như thường.

Giải pháp

Hãy bỏ chút thời gian đọc hiểu thành phần sản phẩm trước khi quyết định mua. Nếu thấy có thành phần silicones trong thành phần mỹ phẩm như Dimethicone, Methicone, Trimethicone, Dimethiconol… thì nên cân nhắc.

Indochine Natural là nhà sản xuất boutique sản phẩm tắm chăm sóc cơ thể có thành phần hoàn toàn từ thực vật và thảo mộc. Không chứa hoá chất gây hại. Trong thành phần của dầu gội Indochine Natural không chứa silicones.

Tại Indochine Natural, chúng tôi thực hành nghiêm ngặt theo quy trình quản lý chất lượng sản phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn GMP, đăng ký kiểm soát tiêu chuẩn của Cục quản lý Dược – Bộ Y tế Malaysia. Indochine Natural thực hành đạo đức trong kinh doanh bằng cách cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm đúng chất lượng đăng ký và trung thực trong việc liệt kê danh sách thành phần sản phẩm.

Chúng tôi sẵn sàng trả lời bất kỳ chất vấn hay câu hỏi của các bạn về thành phần của sản phẩm.

Indochine Natural Team

#indochinenaturallifestyle #healthyliving #sartorialiststyle #phùphiếm #naturalskincare

Tài liệu tham khảo

http://www.thedermreview.com/dimethicone/ https://beautyeditor.ca/2017/03/28/why-avoid-silicones-on-skin

Hướng Dẫn Đọc Thành Phần Mỹ Phẩm Từ A

1.1 Antioxidants

Đây là hoạt chất oxy hóa, giúp ngăn chặn các hoạt chất oxy hóa gây hại và giúp chống lão hóa.

Chất này được chiết xuất từ quả việt quất, quả nho, rau lá có màu xanh đậm, cá,…

Đây là một trong thường được ứng dụng trong các công ty các thành phần tốt trong mỹ phẩmsản xuất mỹ phẩm thiên nhiên hiện nay.

1.2 Beta hydroxy acid

Đây là hợp chất hữu cơ tương tự như axit alpha hydroxy, hợp chất này có tác dụng tẩy da chết nhẹ. Có thể dễ dàng nhìn thấy hợp chất này có trong các sản phẩm peeling da, dùng để điều trị mụn trứng cá, da không đều màu hoặc những rãnh nhăn mới xuất hiện.

1.3 Collagen

Là một dạng protein được tìm thấy trong mô liên kết, có tác dụng giúp da căng bóng và đàn hồi. Khi con người già đi thì lớp collagen sẽ giảm dần, do đó các sản phẩm chứa collagen sẽ giúp phục hồi lượng collagen bị mất.

1.4 Differin

Là một chất dẫn xuất vitamin A liều cao, hiệu quả trong điều trị mụn trứng cá. Được áp dụng làm thành phần trong các loại kem dưỡng da, dung dịch dưỡng ẩm, dưỡng tóc.

1.5 Glycolic acid

Là thành phần tẩy da chết hóa học mà ngày nay được chị em phụ nữ ưa chuộng. Glycolic acid sẽ thấm qua lớp dầu và bẻ gãy mô liên kết của khối liên kết tế bào chết cùng với chất nhờn trong lỗ chân lông, từ đó giúp làm thông thoáng lỗ chân lông.

1.6 Hyaluronic acid

Có tác dụng chính là dưỡng ẩm và ngăn ngừa sự mất nước của da. Có thể tìm thấy thành phần này trong kem dưỡng da và serum.

1.7 Idebenone

Là thành phần được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm chống lão hóa, chất chống oxy hóa mạnh mẽ sẽ giúp bảo vệ da khỏi những thiệt hại của môi trường bằng cách chống lại các gốc tự do.

1.8 Niacinamide

1.9 Oxybenzone

Giúp bảo vệ da khỏi tia UVB nên thường được dùng trong kem chống nắng.

1.10 Retinol

Đây là một chất dẫn xuất vitamin A liều cao giúp kích thích chuyển hóa tế bào da, kích thích sản sinh axit hyaluronic và collagen. Chất này dùng để điều trị mụn trứng cá rất hiệu quả, làm mịn da và giảm tăng sắc tố da.

1.11 Axit Salicylic

Có tác dụng loại bỏ dầu thừa và các tế bào chết khỏi bề mặt da nhằm giữ bề mặt da luôn khô thoáng. Thường dùng để trị mụn trứng cá.

1.12 Titanium dioxide

Là một khoáng chất giúp bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB, nên được tìm thấy nhiều trong công thức chống nắng tự nhiên.

1.13 Vitamin C

Còn có tên gọi là acid ascorbic, đây là chất chống oxy hóa và có khả năng kích thích sản xuất collagen và ức chế sự hình thành sắc tố da, nhằm điều trị và ngăn ngừa các đốm hình thành.

1.14 Zinc oxide

Là thành phần được sử dụng nhiều trong kem chống nắng, có tính năng chống tia UV, phù hợp với cả da nhạy cảm.

2. Các thành phần hóa chất độc hại

Loại Fragrance chiết xuất từ thiên nhiên: được chú thích rõ là natural fragrance trong phần ingredient hoặc từ tinh dầu (essential oil)

Loại Fragrance tổng hợp từ các chất hóa học: thường được ghi chung là fragrance trong phần ingredient.

2.1 Mùi thơm tổng hợp

Gồm hai loại chính:

Thông thường, fragrance chính là thành phần có hại trong mỹ phẩm gây kích ứng da, khiến làn da trở nên khô sạm, sần sùi hoặc nổi mẩn đỏ và gây lão hóa nhanh hơn.

Bên cạnh đó, nếu sử dụng sản phẩm có chứa hương liệu trong khoảng thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương.

Lưu ý: bạn nên tìm chữ “chất tạo mùi” hoặc parfum trên nhãn. Đồng thời, bạn hãy cẩn trọng với những sản phẩm “không có mùi thơm” vì điều đó có nghĩa là chúng đã được giấu đi bởi hóa chất khác.

2.2 Silicones

Đây là một trong các chất có hại trong mỹ phẩm khiến cho bã nhờn, chất bẩn, bụi không thoát ra được bề mặt lỗ chân lông, gây phá vỡ quy trình điều tiết da.

Nếu sử dụng sản phẩm chứa thành phần này trong khoảng thời gian dài, có thể gây mụn viêm, mụn ẩn hoặc khô da.

Bạn nên lưu ý các chất kết thúc bằng -siloxane, -con, -consol,…Ví dụ: dimethicone trong mỹ phẩm

2.3 Sulfate

Là chất tạo bọt, chất tẩy rửa, hoạt chất bề mặt, …thành phần này được sử dụng nhiều trong các sản phẩm gia dụng như dầu gội, sữa tắm, xà phòng, nước rửa chén, …

Dù chất này có khả năng làm sạch da, tuy nhiên nó có thể làm mất đi lớp dầu của da. Từ đó dẫn đến làn da bị kích ứng và khô.

Một số cụm từ kết thúc bằng sulfate bạn nên lưu ý tránh dùng như: natri sulfat natri, lauryl sulfat natri, lauryl sulfate amoni,…

2.4 Mineral Oil (dầu khoáng)

Được chiết xuất từ dầu mỏ, được sử dụng nhiều trong các sản phẩm dành cho bé hoặc mỹ phẩm có giá bình dân.

Chất này tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt da gây tắc lỗ chân lông, khiến da không thể đào thải được những chất bẩn, bã nhờn.

Nếu dầu khoáng đi vào cơ thể thì nó có khả năng đọng lại ở gan và làm mất đi hầu hết các vitamin có trong gan khiến cơ thể bị thiếu vitamin trầm trọng.

Đặc biệt, chất này được chiết xuất từ dầu thô nên có khả năng gây ung thư và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Mineral Oil được biết đến với các tên gọi như dầu lỏng, dầu paraffin, petrolatum, dầu parafin trong mỹ phẩm,…

2.5 PUFAs (các loại dầu không bão hòa)

Bạn nên tránh bất kỳ sản phẩm nào có hơn 10% hàm lượng PUFA, vì đây là những loại dầu chứa nhiều liên kết đôi trong chuỗi axit béo khiến cho chúng trở nên không ổn định.

Bên cạnh đó, khi chất này tiếp xúc với oxy và nhiệt sẽ làm cho chúng bị oxy hóa, hay còn gọi là pro-aging.

2.6 Parabens

Paraben được biết đến như một chất bảo quản sản phẩm. Nhưng hiện nay chúng bị kêu gọi tẩy chay vì chúng kích thích hóc môn estrogen có nguy cơ gây ung thư vú, giảm lượng tinh trùng ở nam.

2.7 Kem chống nắng hóa học

2.8 Formaldehyde (Sản phẩm chứa phóc môn)

Chúng có thể gây dị ứng và rối loạn nội tiết, thậm chí có thể gây ung thư.

Những cụm từ bạn nên lưu ý: polyoxymethylene urea, diazolidinyl urê, hydantoin DMDM, formaldehyde, quaternium-15, udid imidazolidinyl, bromopol và glyoxal, hydroxymethylglycinate natri.

3. Ý nghĩa thứ tự thành phần và hoạt động của thành phần trên da

3.1. Ý nghĩa

Theo quy định, những thành phần chiếm nồng độ cao nhất trong sản phẩm sẽ được liệt kê trước và ghi theo thứ tự giảm dần.

Do đó, bạn nên lưu ý kỹ những thành phần đầu tiên vì nó quyết định giá trị của sản phẩm bởi nó chiếm tỉ lệ cao trong bảng thành phần.

Active Ingredient: là thành phần hoạt tính được Cơ quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để thực hiện một chức năng cụ thể cho một tình trạng cụ thể. Các chất active luôn phải nằm trong top đầu bởi FDA quy định chất này phải có sự ghi nhận về độ an toàn cho người sử dụng.

Inactive Ingredient: là thành phần không thật sự hoạt động, vì đơn giản chúng chỉ là thành phần hỗ trợ cho các hoạt chất hoặc cho mượn các lợi ích thẩm mỹ như hydrat hóa.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng những chất có hàm lượng dưới 1% thì có thể ghi trước hoặc sau.

Đa số các công ty mỹ phẩm đều dùng cách tách thành phần chính thành các thành phần nhỏ và xếp riêng lẻ với nhau. Mục đích là để các công ty đối thủ không nhận ra được cách pha trộn của mình.

3.2. Thành phần Active Ingredient và Inactive Ingredient

4. Một số lưu ý sử dụng mỹ phẩm

4.1 Lưu ý khi sử dụng các chất dẫn xuất liều cao của vitamin A

Bên cạnh đó, một số chất dẫn xuất liều cao của Vitamin A thì bạn chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và theo chỉ định của bác sĩ.

Vì sử dụng trong thời gian dài có thể gây bào mòn da hoặc gây ra một số hậu quả không mong muốn.

4.2 Một số thành phần vẫn chưa được giải nghĩa

Vì thế để hiểu rõ danh sách thành phần sản phẩm cũng không phải là chuyện dễ dàng.

4.3 Lưu ý dành cho người mang thai

4.4 Trang bị kiến thức thành phần mỹ phẩm

Trong quá trình sử dụng mỹ phẩm, bạn nên lưu ý rằng không có hóa chất nào hoàn toàn độc hại mà chúng còn phụ thuộc vào hàm lượng và cách sử dụng.

Tuy nhiên, nếu bạn chưa thật sự hiểu rõ về các thành phần trong mỹ phẩm thì bạn có thể tìm hiểu trên trang web kiểm tra thành phần mỹ phẩm uy tín.

Sự Thật Về Thành Phần Silicone Trong Mỹ Phẩm

Silicone không phải là một cái tên xa lạ đối với những ai mê mỹ phẩm, nhưng hầu hết mọi người đều biết tới nó với vô vàn những điều tiếng xấu như “làm tắc lỗ chân lông”, “sinh mụn”, “độc hại”, “gây ung thư”, “là thành phần cần tránh trong mỹ phẩm”. Silicone có thực sự xấu như những lời đồn đại?

Silicone là tên gọi của một nhóm các hợp chất cao phân tử (polymer) nhân tạo, thành phần chủ yếu của nó là silicon (không có chữ “e” ở cuối, kí hiệu hóa học là Si), oxy, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Tùy vào liên kết hóa học giữa các nguyên tố này mà silicone sẽ có những dạng tồn tại khác nhau như lỏng, dẻo hay dạng rắn.

Silicone được sử dụng rộng rãi không chỉ trong đời sống thường ngày mà còn là 1 vật liệu phổ biến trong y tế

Trong lĩnh vực mỹ phẩm, silicone hẳn không phải là một cái tên xa lạ khi mà những người anh em của dòng họ này có mặt rất nhiều trong các sản phẩm make up, dưỡng da và chăm sóc tóc. Có thể kể ra một số cái tên khá quen mặt như dimethicone, phenyl trimethicone, cyclotetrasiloxane (D4), cyclopentasiloxane (D5), cyclohexasiloxane (D6),…

Đặc điểm của Silicone dùng trong mỹ phẩm

icon_check Silicone có khả năng làm đầy các rãnh do phân tử có cấu trúc lớn

Sự thật là bề mặt da của chúng ta không hề bằng phẳng mà trông khá “ghồ ghề”. Chính nhờ Silicone có cấu trúc phân từ lớn có thể làm đầy các rãnh mà không thấm xuống da, giúp bề mặt da trở nên bằng phẳng, từ đó da phản xạ ánh sáng một cách đồng bộ hơn, tạo hiệu ứng một làn da căng mượt không tì vết.

icon_check Silicone tạo thành một lớp màng để ngăn nước bốc hơi

Chính vì chúng có cấu trúc lớn, Silicone nằm trên da của chúng ta tạo thành một lớp màng mỏng có thể ngăn độ ẩm trên da bị bốc hơi, tương tự như một lớp khóa ẩm. Kết hợp với đặc tính làm đầy bạn sẽ cảm thấy da không chỉ láng mà còn ẩm mượt. Đây chính là lý do silicone có mặt trong các sản phẩm make up (foundation, BB cream, CC cream, các loại phấn phủ…), các sản phẩm dầu gội, dầu xả tóc hay các sản phẩm dưỡng da.

Silicone là thành phần có mặt trong hầu hết các sản phẩm Make up, tạo hiệu ứng mượt mà, căng da

Cụ thể, trong các sản phẩm make up, silicone tạo hiệu ứng bóng khỏe, mướt và ẩm. Nếu không có thành phần này, rất có thể lớp make up của bạn sẽ khô cứng, và tất cả những thứ bạn để lên da sẽ đổ dồn vào các nếp nhăn hoặc các rãnh tự nhiên khi bạn cử động cơ mặt.

Mặt khác, silicone cũng được sử dụng trong những sản phẩm chống lão hóa, do có khả năng lấp đầy nên nó giúp che giấu và ngụy trang nếp nhăn.

Với tóc, việc phủ một lớp silicone lên tóc sau khi sử dụng dầu gội, dầu xả giúp tóc bạn trông bóng mượt hơn, dễ chải hơn, giảm được tình trạng dùng lược đánh vật với mái tóc xơ rối.

icon_check Silicone có tính chống thấm nước cao

icon_check Silicone rất xốp và có khả năng giữ các chất khác hoạt động trên da

Silicone rất lớn và có những khoảng không trong cấu trúc phân tử, hiểu một cách đơn giản là chúng rất to và xốp. Do đó chúng không thể thấm vào lớp biểu bì mà nằm lại trên bề mặt da. Vì tính chất xốp nên chúng giữ các chất khác lại bên trong cấu trúc của chúng và giúp những chất này hoạt động ngay trên da.

Đặc tính này được khai thác trong công thức của các loại kem chống nắng, đặc biệt là với các thành phần chống nắng hóa học (oxybenzone, avobenzone, octinoxate,…). Vì nếu không được bọc lại thì những chất chống nắng hóa học này sẽ thấm sâu vào da và không còn thực hiện được chức năng hấp thụ được các tia UV ngay trước khi tia UV xâm nhập vào sâu hơn được nữa.

Kem chống nắng TiZO2 Facial Mineral Sunscreen Non-Tinted SPF 40

Là một chất chống nắng theo cơ chế vật lý, Titanium dioxide (TiO2) cũng thường được bọc một lớp silicone bên ngoài nhằm ngăn chặn TiO2 phản ứng với nước sinh ra các gốc hydroxyl (thường được biết đến với tên gọi “gốc tự do”) có nguy cơ gây ung thư. Silicone không cho TiO2 tiếp xúc với nước và với da, giúp nó trở nên an toàn hơn, và chỉ chuyên tâm thực hiện sứ mệnh chống tia UV mà thôi.

Vì những lý do đã nêu ở trên, việc tồn tại silicone ở những loại kem chống nắng chứa chất chống nắng hóa học và TiO2 là hoàn toàn cần thiết.

Silicone có thực sự an toàn với da?

Hiện tại, silicone được FDA, EU và WHO cho phép sử dụng trong mỹ phẩm. Đến thời điểm này chưa có báo cáo khoa học nào kết luận silicone có khả năng gây độc, gây ung thư hay ảnh hưởng lên thai nhi trong thai kỳ với nồng độ sử dụng trong giới hạn cho phép qua tiếp xúc trên da và qua đường tiêu hóa. WHO thậm chí còn cho phép sử dụng dimethicone (một loại silicone) qua đường tiêu hóa với mức giới hạn là 0-1,5 mg/kg trọng lượng cơ thể.

Silicone là thành phần được phép dùng trong mỹ phẩm và giải phẫu thẩm mỹ, ít khả năng gây kích ứng

Một thông tin nữa, theo báo cáo năm 2003 của CIR (Cosmetic Ingredients Review, US) silicone được xếp vào nhóm chất ít có khả năng gây kích ứng. Đây cũng chính là một trong những lý do khiến silicone được sử dụng làm vật liệu thay thế nhân tạo trong phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ.

Silicone có làm bít tắc lỗ chân lông và gây mụn?

Bàn về khả năng gây bít tắc lỗ chân lông, silicone trong mỹ phẩm có thể tạm chia làm hai loại: bay hơi và không bay hơi (điển hình là dimethicone).

– Đối với các loại silicone dễ bay hơi (các loại silicone dạng vòng): sau khi bôi sản phẩm dưỡng lên da, chúng sẽ mau chóng bốc hơi và để lại một lớp nền khô ráo, thoáng mượt. Vậy nên, nếu sản phẩm của bạn chỉ chứa silicone dễ bay hơi thì hãy yên tâm vì nguyên nhân sinh mụn của bạn không phải do chúng đâu đấy.

– Đối với dimethicone là loại không bay hơi, vì có cấu trúc phân tử rất lớn và xốp nên dù ở lại trên bề mặt da chúng cũng không có khả năng chui vào lỗ chân lông, nằm tại đó gây bít tắc và sinh ra mụn được. Có thể đối với da dầu bạn sẽ cảm thấy bí một chút nhưng đây ắt hẳn không phải vấn đề tiên quyết gây mụn, vấn đề của bạn chính là làm sạch da sau đó với tẩy trang và sữa rửa mặt đầy đủ.

Silicone được chứng minh không phải là nguyên nhân trực tiếp gâ y mụn

Một số người nói rằng họ cảm thấy da bị bí và nổi mụn nhiều hơn sau khi dùng các sản phẩm có silicone. Tuy nhiên cho đến nay chưa có câu trả lời dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học hay một báo cáo nào nào khẳng định điều đó, bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản thân mình.

Cách Chọn Mỹ Phẩm Không Chứa Thành Phần Corticoid

Mỹ phẩm chứa Corticoid được sản xuất tràn lan trên thị trường khó kiểm soát được với nhiều lý do như tác dụng nhanh, làm trắng nhanh, và giá thành rẻ… Tuy nhiên, những tác hại của Corticoid là khôn lường đối với làn da, nhẹ thì dị ứng, mẩn đỏ, nặng thì gây biến dạng không thể phục hồi. Cho nên, người tiêu dùng cần tuyệt đối tránh sử dụng mỹ phẩm chứa thành phần nguy hiểm này. Nhưng làm sao để biết được mỹ phẩm có chứa Corticoid hay không? Bài viết sau đây của Phòng khám Chuyên khoa Da liễu sẽ chỉ mọi người cách nhận biết và chọn mỹ phẩm không chứa Corticoid.

Những dấu hiệu sớm chứng tỏ mỹ phẩm đang sử dụng có chứa Corticoid

Dấu hiệu sớm: Những dấu hiệu thấy ngay sau chỉ 1 hay 2 ngày cho đến 10 ngày dùng sản phẩm

Da láng mịn rất nhanh, căng bóng chỉ sau 1 đến 2 lần sử dụng. Điều này khiến đa số người dùng nhầm tưởng cho rằng đây là sản phẩm tốt, hấp thụ và tác dụng nhanh.

Mụn và các hiện tượng dị ứng biến mất sau vài ngày sử dụng. Vì bản chất của Corticoid là một loại thuốc chống viêm, chống dị ứng cực mạnh.

Sau đó là da trắng nhanh rõ rệt.

Da căng, tay sờ vào da nghe cảm giác da mềm và mọng nước . Đây là tình trạng giữ nước của da khi có Corticoid tác động.

Những vùng nám mờ nhanh sau vài ngày đến 1 tuần Đó chính là tình trạng da ngậm nước che khuất màu của sắc tố nằm bên dưới.

Những nếp nhăn nông trên da biến mất, những nếp nhăn sâu trước đó trở nên mờ nhạt rất nhanh sau 7-10 ngày dùng. Đây cũng là do hiện tượng ngậm nước vì Corticoid gây giữ nước trong mô da.

Những triệu chứng da đã bị nhiễm corticoid sau đó

Dấu hiệu muộn khi sử dụng Corticoid: thường biểu hiện sau vài tháng đến vài năm hay nhiều năm dùng sản phẩm.

Da trắng bạch ở vùng mặt (là vùng bôi mỹ phẩm chứa corticoid) rất khác biệt với vùng cổ không bôi corticoid.

Da trắng và hai má ửng hồng làm cho người dùng ngộ nhận là da hồng hào đẹp nhưng thật ra đó là hiện tượng các mao mạch đã dãn nở, dễ gây đỏ da sau đó.

Các gân máu to ngoằn ngoèo xuất hiện rõ trên da, nhiều hay ít tùy trường hợp, khiến hiện tượng đỏ da dễ xảy ra thường xuyên hơn.

Nám bắt đầu loan rộng ra hai má, ranh giới tiến gần về quai hàm và trước tai, nám tuy nhạt màu nhưng tiến triển lan rộng dần.

Muộn hơn nữa là vùng nám da ngày càng đậm màu, nám sâu và chuyển biến thành màu nâu xám hay xám chì tùy trường hợp.

Da rất mỏng và rất mong manh, và bắt đầu xuất hiện những hiện tượng hay nóng rát da.

Những hiệu ứng phản hồi khi bạn ngưng sử dụng mỹ phẩm chứa corticoid

Dấu hiệu khi ngừng sử dụng; hiệu ứng phản hồi corticoid (hiệu ứng rebound)

Da bị đỏ-nóng-rát có thể kèm theo ngứa, mức độ nhiều cho đến rất nhiều- Sần đỏ dày đặc trên da, có thể có mụn nước li ti hoặc có đầu mủ li ti, rất ngứa và kèm theo nóng rát da nhiều- Da dày nên khô, đóng mày cứng, bong tróc

Nhiều trường hợp có chảy nước vàng do tiết dịch vì những hạt li ti vỡ ra, kèm theo rất ngứa.

Bệnh nhân cực kỳ khó chịu, nhiều khi ngứa gãi trầy trợt và tình trạng càng nặng nề hơn.- Bệnh nhân không thể chịu được khi vào chỗ có hơi nóng, sẽ làm đỏ-nóng-rát-ngứa tăng lên càng nhiều

Các triệu chứng này giảm rất nhanh khi bôi lại sản phẩm đã từng bôi có chứa corticoid, hoặc bôi loại corticoid dạng thuốc như Dermovate, Cortibion, Synalar,…..

Thử nghiệm xác định có corticoid hay không?

Lấy một ít sản phẩm bôi vào vùng da bất kỳ đang bị chàm (da dày lên rất ngứa, khi gãi mạnh thì da bong tróc vảy và rướm dịch vàng và chảy máu)

Sau đó thấy vùng chàm da lành rất nhanh, hết ngứa, hết dày sừng, da trơn láng trong vòng 1ngày sau khi bôi

Sau đó 2-3 ngày không bôi tiếp sản phẩm vào vùng chàm ấy nữa, da vùng này bắt đầu ngứa lại và dày lên càng mạnh và càng lan rộng hơn trước khi bôi.

Cách chọn mỹ phẩm không chứa thành phần Corticoid

Trước khi chọn mua bất kì loại mỹ phẩm nào dùng để trang điểm hay dưỡng da, bạn cần lưu ý những điều sau:

Chỉ mua những loại mỹ phẩm của các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất rõ ràng.

Không nghe theo lời mách bảo bạn bè hay tự ý mua hàng trôi nổi, kém chất lượng.

Chú ý nhãn hiệu và hộp ngoài sản phẩm để hạn chế việc mua phải hàng giả, hàng nhái.

Tránh xa các sản phẩm không có tên hay không có đơn thuốc.

Tránh xa các loại sản phẩm tự pha chế hay kem trộn.

Khi mua cần đọc kỹ thành phần để biết tên và tìm hiểu tác dụng của nó.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi mua dùng.

Với những thông tin trên, Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Anh Em Bác Sĩ hy vọng đã giúp bạn nhận biết cũng như phòng tránh được sử dụng mỹ phẩm chứa Corticoid. Những tác dụng mà mỹ phẩm này mang lại rất nhanh và hiệu quả nhưng đừng vì cái lợi trước mắt mà làm hại da, khi đã nhiễm Corticoid thì việc điều trị và phục hồi da sẽ tốn kém nhiều thời gian, tiền bạc. Nếu đang dùng mỹ phẩm chứa Corticoid hãy ngưng ngay và lập tức đến các cơ sở chuyên khoa da liễu để khám và điều trị.

Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Anh Em Bác sĩ với đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa có nhiều kinh nghiệm luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ tư vấn, khám chữa bệnh tốt nhất. Quý khách sẽ được soi da, chụp và phân tích da, khám, tư vấn cũng như có những liệu trình săn sóc da phù hợp với những sản phẩm chính hãng an toàn và hiệu quả. Đây là nơi điều trị các bệnh lý và thẩm mỹ da, đặc biệt còn là chuyên gia trong việc xử lý các ca nhiễm Corticoid, khắc phục các tổn thương, trả lại vẻ đẹp ban đầu cho làn da.