Tra Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Đức / Top 7 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Grandesecole.edu.vn

Cách Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm

Kiểm tra hạn sử dụng phấn bột Shiseido

Kiểm tra hạn sử dụng sáp nẻ Vaseline

Kiểm tra hạn sử dụng kem dưỡng thể Vaseline

Kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc

Kiểm tra hạn sử dụng Mỹ phẩm Anh

Kiểm tra ngày sản xuất nột trắng răng Anh

Kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Úc

Kiểm tra ngày sản xuất kem lucal

Kiểm tra ngày sản xuất tế bào gốc nhau thai cừu

Kiểm tra ngày sản xuất son nhau thai cừu

Kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Pháp

Kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Mỹ

Kiểm tra hạn sử dụng kem đánh răng Ap24

Kiểm tra ngày sản xuất lăn Scion

Kiểm tra ngày sản xuất son môi

Kiểm tra ngày sản xuất sáp lẻ buchen

Cách nhận biết ngày sản xuất của các sản phẩm mỹ phẩm trong nước và quốc tế

Nhận biết date sử dụng hàng Việt Nam

Thông thường các hãng mỹ phẩm đều được ghi rõ ngày sản xuất và Hạn sử dụng trên sản phẩm và bao bì sản phẩm

– Với những sản phẩm dạng hộp đều được dập date sử dụng trên đáy hộp hoặc đáy sản phẩm, nếu là dòng tuýp được dập date sử dụng trên viền đáy tuýp

Hàng Việt Nam sẽ ghi rõ: NSX : xx/yy/zz trong đó NSX viết tắt của ” Ngày Sản Xuất”, xx/yy,zz là ghi ngày tháng năm hoặc sẽ ghi EXP xx/yy/zz là ngày hết hạn của sản phẩm

Thông thường hàng mỹ phẩm sẽ được mặc định từ 2-3 năm kể từ ngày sản xuất, sẽ được ghi rõ trên sản phẩm.

1. Đọc ngày sản xuất Kem Đánh Răng Tea Tree Oil & Neem

Theo hướng dẫn của NSX thì dãy số kèm chữ đánh trên vỏ ống, ví dụ như [xem hình]: 15165AA, thể hiện: – 2 con số đầu là năm sản xuất – 3 con số tiếp theo là ngày và tháng sản xuất tính theo Julian calendar – Lịch Julian. – AA là số ký hiệu lô sản xuất. Vậy, theo quy ước của NSX, dãy số và chữ đánh trên tube kem đánh răng, có nghĩa là: Ngày sản xuất là 16/5/2015 tính theo lịch Julian, và lô AA.

Trong khi cả thế giới, có cả VN mình thì đang dùng lịch Gregorius (1 năm 365 ngày, chia làm 12 tháng, 4 năm sẽ có 1 năm nhuận). Quy đổi từ lịch Julian sang lịch Gregorius thì ngày sản xuất sẽ là 14/6/2015 (chênh lệch 30 ngày).

Và hạn sử dụng là 3 năm kể từ ngày sản xuất, tức là 14/6/2018.

Nhận biết date sử dụng hàng Nhật Bản

Mỹ phẩm Nhật với những hàng xuất đi nước ngoài hoặc hàng làm theo đơn đặt hàng thông thường được ký hiệu ngày sản xuất và ngày hết hạn rõ trên sản phẩm quy ước như sau MFG: zzzz/yy/xx và EXP: zzzz/yy/xx trong đó zzzz là năm , yy là tháng, xx là ngày

Các sản phẩm được ký hiệu như trên thì rất dễ để nhận biết được ngày tháng sản xuất, nhưng với những hàng Nhật Nội địa thì không hề đơn giản

Cách đọc ngày sản xuất của hàng Nhật Nội Địa

Mỹ phẩm Nhật Nội địa là sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Shiseido, Kose, Kanebo, Shu…Đa số các sản phẩm của các hãng nổi tiếng của Nhật đặc biệt là hàng Nội Địa Nhật không ghi hạn sử dụng trên bao bì không ghi rõ ngày sản xuất và ngày hết hạn như các hãng của Việt Nam nhưng có mã code hoặc ký hiệu chứ cái và số thông thường các mã này được in dưới đáy sản phẩm hoặc mặt sau của sản phẩm và được gọi là Batch Code

Batch Code là gì và có ký hiệu thế nào?

Batch Code là một dãy các chữ và số quy định thông tin số lô sản phẩm, ngày sản xuất của sản phẩm mỗi một công ty sẽ ký hiệu riêng Batch code, nhưng đều có thể nhận biết được chỉ cần hiểu quy tắc của họ là đọc được

Các Kiểu Batch Code Thường Thấy Và Cách Đọc

Quy Định Năm Theo Số & Tháng Theo Thứ Tự Bảng Chữ Cái

Ví dụ batch code là 8C1, ký tự đầu tiên là số 8, nó có ý nghĩa là sản xuất vào năm 2018 tiếp theo là chữ C quy định tháng sản xuất theo thứ tự bảng chữ cái, A tháng 1, B tháng 2…thì C là tháng 3. Thông thường mỹ phẩm chăm sóc da và trang điểm của nhật hạn sữ dụng là 3 năm kể từ ngày sản xuất

Quy Định Năm Theo Thứ Tự Bảng Chữ Cái & Tháng Theo Số

Với những batch code dạng năm chữ, tháng số. Dãy batch code trong hình là H4A2. Ở ký tự đầu là chữ H, theo thứ tự bảng chữ cái thì A là năm 2010, B là năm 2011, tương tự vậy thì H là năm 2018. Ký tự thứ 2 là số 4, tương ứng với tháng 4. Có nghĩa là sản phẩm được sản xuất vào tháng 4 năm 2018. Điểm lưu ý của batch code này là cứ 10 năm người ta sẽ lặp lại 2 chữ số đầu batch code này một lần nữa. vậy nên để tính sản phẩm cần dựa trên thời điểm hiện tại để tính thời hạn sản phẩm.

Quy Định Năm Theo Số & Kiểu Ngày Julian

Ngoài ra có rất nhiều cách ký hiệu khách nhau

Hạn sử dụng của mỹ phẩm Kose

Kem chống nắng Kose có mã sản phẩm : SA982A

SA: là quy ước nhà máy

A cuối là lô đầu tiên của tháng sản xuất

GC781B : 27/01/2018

GC681A : 26/01/2018

Cách nhận biết hạn sử dụng của mỹ phẩm Mỹ

xpiration date: Những sản phẩm mỹ phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng sẽ phải ghi rõ Hạn Sử Dụng trên bao bì. Các bạn sẽ đọc thấy “Use by” hoặc “Best by” hoặc “Exp” trên bao bì. Với những sản phẩm này, các bạn cứ theo hạn sử dụng mà dùng.

Manufacture date: Những sản phẩm mỹ phẩm có hạn sử dụng trên 30 tháng sẽ KHÔNG phải ghi hạn sử dụng trên bao bì. Tuy nhiên, các sản phẩm luôn có batch code, code mà công ty mỹ phẩm dùng để check lô hàng sản xuất. Batch code luôn kèm thông tin về nơi sản xuất + tháng và năm sản xuất.

PAO (Period After Opening): Có một loại Hạn Sử Dụng nữa của mỹ phẩm “Hạn sử dụng sau khi mở nắp.” Rất nhiều sản phẩm mỹ phẩm (thường là các sản phẩm chăm sóc da, foundation, primers, mascara,…) có ghi rõ hạn sử dụng sau khi mở nắp của sản phẩm. Các bạn có thể tìm thấy thông tin này trên bao bì sản phẩm với ký hiệu như trong hình. M = Month (Tháng). 12M tương đương với 12 tháng, hay 1 năm.

Với những sản phẩm không ghi PAO thì thông thường hạn sử dụng sau khi mở nắp là 3 năm.

Đây cũng là một trong những lỗi sai cơ bản khi check NSX của các bạn trên trang checkcosmetic. Các bạn nhớ rằng phải nhập Batch code (code thể hiện thông tin lô sản xuất) của sản phẩm chứ không phải Barcode (phần số dưới vạch đen như hình).

Batch code thường khoảng 3-6 số được in bằng mực đen hoặc in nổi, in chìm trên sản phẩm. Chúng thường được in ở đáy chai, thân chai, đầu tuýp… và mỗi lô sản phẩm có một mã riêng.

Còn Barcode hầu như luôn cố định trên mỗi sản phẩm trừ khi hãng thay đổi bao bì hoặc công thức sp, tạo thành sp mới. Chúng gồm phần sọc kẻ đen và 1 dãy số bên dưới như trong hình. cái này chủ yếu để nhận biết nước sản xuất và hàng thật giả

Cách đọc hạn sử dụng các hãng MAC, Estee Lauder, Clinque, Origins or La Mer thường ghi batch code 3 chữ số AXX hoặc ABX trong đó

chữ đầu tiên A là chỉ location, số X đầu (hoặc chữ B thứ 2) chỉ tháng (vì tháng có thể ký hiệu bằng chữ hoặc số) và số X thứ 2 chỉ năm

* 1 = January

* 2 = February

* 3 = March

* 4 = April

* 5 = May

* 6 = June

* 7 = July

* 8 = August

* 9 = September

* A = October

* B = November

* C = December

Ví dụ như mỹ phẩm MAC ghi A87 nghĩa là sf này được sản xuất vào tháng 8 năm 2017.

Hạn sử dụng mỹ phẩm L’oreal

Các hãng mỹ phẩm L’oreal Group như L’oreal, Lancome, Biotherm, Helen Rubinstein, Kiehl’s or The Body Shop thì có dạng ABXXX or AABMXX trong đó A hoặc AA

chỉ location (có thể là số nữa, ký hiệu cho xí nghiệp sản xuất), B là năm sản xuất, M là tháng sản xuất, còn XXX là ngày sản xuất trong năm hoặc đợt sx trong tháng.

Năm được tính từ chữ cái A trong bảng chử cái ứng với năm 2014, nghĩa là tới năm 2020 là chữ G, chữ Z được bỏ vì trong giống số 2.

Tháng thì:

* 1 = January

* 2 = February

* 3 = March

* 4 = April

* 5 = May

* 6 = June

* 7 = July

* 8 = August

* 9 = September

* O= October

* N= November

* D = December

Ví dụ: AE106 nghĩa là sản xuất ở nhà máy Aulnay (Pháp), E là năm 2018, 106 là ngày sản xuất thứ 106/365 ngày.

Ví du nhự: 40EN08 trong đó 40 chỉ nhà máy Sicos (Pháp), E là năm 2018, N là tháng 11, 08 là sx đợt thứ 8 trong tháng 11 .

Hoặc có mã code kiểu này batch code: 0319B4A1,

số khởi đầu là năm,là số 0 như vậy năm sản xuất là 2010, 3 số tiếp theo là 319, là ngày thứ 319 của năm 2010, như vậy thì tầm 14-15/ 11 /2010 đấy. Còn 4 code

phía sau B4A1 là code của vendor.

Hotline tư vấn sản phẩm: 0975731436

Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Nhật Ở Đâu?

Đây là câu hỏi được rất nhiều khách hàng thắc mắc khi lần đầu sử dụng mỹ phẩm Nhật nói riêng và sản phẩm Nhật nội địa nói chung. Với các sản phẩm có hạn sử dụng hoặc ngày sản xuất, thông tin này sẽ được ghi rõ bằng số theo quy cách: năm-tháng-ngày/năm-tháng.

Ví dụ: Sữa dưỡng MUJI ghi 170420 có nghĩa được sản xuất vào ngày 20/4/2017, suy ra HSD sẽ tới 20/4/2020

Tuy nhiên với mỹ phẩm Nhật, đa số đều không để hạn dùng ngày tháng trên sản phẩm, khiến người tiêu dùng Việt bối rối. Với kinh nghiệm kinh doanh hàng nội địa uy tín từ lâu và có công ty chủ quản tại Nhật, Konni39 xin giới thiệu mọi người những thông tin chuẩn nhất về quy định hạn dùng của mỹ phẩm Nhật.

1. Tính hạn dùng từ mẫu mã sản phẩm:

Các mặt hàng Nhật có ưu điểm đó là thường xuyên thay đổi mẫu mã bao bì qua các năm để cải thiện chất lượng và đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ của khách hàng. Dựa vào đó, ta có thể dễ dàng ước tính được hạn dùng của sản phẩm vì quy định chung của các loại hóa mỹ phẩm Nhật sẽ phải có hạn dùng ít nhất 3 năm tính từ ngày sản xuất (http://japanesecosmetics.ee/info/expiration-dates-of-japanese-cosmetics/). Bởi vậy nếu sản phẩm của bạn đang có mẫu bao bì mới nhất thì cứ yên tâm rằng nó sẽ dùng tốt trong vòng 3 năm tới.

Ví dụ: sữa rửa mặt Kose sản xuất trong năm 2017 có mẫu bao bì khác với 2016

Tất nhiên, người dùng tìm hiểu trước mẫu mã mới của sản phẩm mà mình muốn mua và tìm nơi cung cấp tin cậy.

2. Kí hiệu mở nắp trên bao bì sản phẩm:Một số loại mỹ phẩm chỉ tính hạn từ khi mở nắp, trên vỏ hộp có kí hiệu ghi chữ: 6M, 12M, 18M…(M=month: tháng). Tức là từ khi mở nắp, sản phẩm sẽ có hạn dùng tương ứng 6 tháng, 12 tháng, 18 tháng…

Ví dụ: son Shu huyền thoại có ký hiệu 24M sẽ sử dụng tốt trong vòng 2 năm kể từ khi mở nắp, giá hơi cao mà sang chảnh được những 2 năm thì vẫn là rẻ đúng không ạ??

3. Ký hiệu riêng trên sản phẩm (Batch Code):

Batch Code là một dãy các chữ và số quy định thông tin số lô sản phẩm, ngày sản xuất của sản phẩm. Mỗi công ty có cách quy định batch code khác nhau nên khi muốn tra cứu ngày sản xuất của sản phẩm nào, ta cần tìm hiểu quy định của hãng/công ty đó.

Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm Nhật sẽ tuân theo một số quy định phổ biến sau:

A. Chuỗi ký tự có 1 số đứng trước rồi đến 1 chữ cái:

Chuỗi thường có 3 hoặc 5 ký tự, trong đó có 1 số đứng đầu là năm sản xuất, 1 chữ cái đứng sau là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái), ta chỉ cần quan tâm 2 ký tự đầu tiên này.

Ví dụ: Lotion của HADALABO có ký hiệu 7H2 dưới đáy có nghĩa được sản xuất vào tháng 8/2017 (số 7 là số cuối của năm 2017, chữ H đứng thứ 8 trong bảng chữ cái. Tương tự, sữa rửa mặt trà xanh Shirochasou ROHTO ký hiệu 7A3AT ở viền mép được sản xuất vào tháng 1/2017.

B. Chuỗi ký tự có 4 số đứng trước rồi tới chữ cái: Trong đó, số đầu tiên là số cuối của năm sản xuất, 3 số còn lại là ngày Julian. Ví dụ: Kem dưỡng đỏ 5 in 1 của AQUALABEL có ký hiệu 7251TD, có chuỗi 4 số 7251 trong đó số 7 thể hiện sản phẩm được sản xuất vào năm 2017, 3 số 251 là ngày Julian (tương ứng với ngày thứ 251 trong năm) = ngày 8 tháng 9. Như vậy, sản phẩm được sản xuất vào ngày 8/9/2017.

Để kiểm tra được ngày julian tương ứng ngày tháng nào ta có thể truy cập trang web http://www.onlineconversion.com/julian_date.htm để chuyển đổi qua ngày theo lịch hiện đại.

NHỮNG SAI LẦM KHI KIỂM TRA HẠN SẢN PHẨM NHẬT

Các trang web kiểm tra mã vạch (như https://www.upcdatabase.com) 1. Dùng trang web kiểm tra mã vạch

chỉ đơn thuần cho chúng ta thông tin về NGÀY ĐĂNG KÍ MÃ VẠCH chứ không phải ngày sản xuất của sản phẩm. Hàng hóa Nhật rất hay thay đổi về mẫu mã, tuy nhiên mã vạch ko phải lúc nào cũng đổi, có những sản phẩm bao bì thay đổi nhưng mã vạch vẫn giữ nguyên cả chục năm nên không thể lấy mã vạch làm căn cứ tính ngày sản xuất.

VD: em kiểm tra mã vạch của lô sữa rửa mặt trà xanh mới nhập mà ở trên tính ra NSX là tháng 1/2017 thì web báo thời gian là 10/10/2014 thật là quá xa xôi. Suy nghĩ logic 1 chút mọi người sẽ thấy mã vạch KHÔNG THỂ cho ta thông tin NSX được vì chẳng lẽ mỗi ngày người ta lại phải cấp cho sản phẩm đó 1 mã khác nhau???

Cách kiểm tra này sẽ cho thêm các thông tin về thương hiệu, xuất xứ nên ta có thể dùng để tham khảo để xác định nguồn gốc.

2. Kinh nghiệm truyền tai trên…mạng mà không có cơ sở:

Do không có quy định chung và cách ký hiệu khác nhau giữa những NSX nên có tình trạng một số người bán “nghĩ” ra cách kiểm tra NSX, thậm chí cả HSD của sản phẩm nhằm mục đích bán được hàng.

Cách Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Hàn Quốc Chuẩn Nhất!

2:25, 24/10/2019

Cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc chuẩn nhất

Trang bị hiểu biết về cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc cũng chính là một kiến thức hữu ích trong hành trình làm đẹp của các nàng. Việc in hạn sử dụng của mỹ phẩm Hàn trên bao bì sản phẩm khá đặc biệt, không giống như những loại mỹ phẩm khác. Cùng Emcos giải mã quy tắc in hạn sử dụng trên mỹ phẩm Hàn Quốc ngay nào!

– Tất tần tật về cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc

MFE, MFG: Đây là tập hợp những kí tự chứa thông tin “Ngày sản xuất”.

EXP, E: “Ngày hết hạn” trên sản phẩm sẽ được viết bằng 1 trong 2 kí này.

BB, BBE, BE: Ngoài ngày sản xuất, ngày hết hạn thường thấy, còn có các kí tự chứa thông tin về “khoảng thời gian nên sử dụng sản phẩm”.

Tuy nhiên, với sản phẩm mỹ phẩm nội địa Hàn, đôi khi các nhà sản xuất không sử dụng các kí tự trên mà in trực tiếp các dòng thông tin bằng tiếng Hàn, cụ thể như sau:

Hạn sử dụng trên mỹ phẩm Hàn Quốc thường được in dưới đáy hộp

– 3 đặc điểm ghi hạn sử dụng của mỹ phẩm Hàn Quốc

Đối với kiểu in hạn sử dụng của mỹ phẩm Hàn Quốc, có 3 đặc điểm nàng nên chú ý trong cách kiểm tra hạn sử dụng mỹ phẩm Hàn Quốc như sau:

Dãy số in trên bao bì sản phẩm được đọc theo thứ tự: Năm – Tháng – Ngày.

– Hạn mở nắp của mỹ phẩm Hàn Quốc là gì?

Hạn sử dụng trên mỹ phẩm Hàn được in ngược so với thông thường, cách đọc: Năm – Tháng – Ngày

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, sử dụng mỹ phẩm không đơn giản chỉ tuân theo hạn sử dụng của nhà sản xuất là đủ, hạn sử dụng để mỹ phẩm có chất lượng tốt nhất nên dựa vào thời gian mở nắp của sản phẩm.

Ví dụ: 6M, 12M, 24M = Tuổi thọ sản phẩm sau khi mở nắp (“M” ở đây là từ viết tắt của Month, 6M được hiểu là thời gian sử dụng sản phẩm là 6 tháng tính từ ngày mở nắp).

Làm gì với mỹ phẩm đã quá hạn sử dụng?

Khi sử dụng mỹ phẩm Hàn, ngoài tuân thủ theo hạn sử dụng của nhà sản xuất, hãy chú ý cả hạn mở nắp

Dầu rửa mặt hết hạn: Nàng hoàn toàn có thể sử dụng dầu rửa mặt như một loại dầu để làm sạch, đánh bóng các đồ nội thật bằng gỗ.

Toner và lotion: Các nàng biết không, toner và lotion hết hạn dùng để lau, làm mới đồ da như túi sách, sopha rất hiệu quả đó.

Bảo quản mỹ phẩm Hàn Quốc đúng cách

Các lưu ý bảo quản mỹ phẩm Hàn Quốc cũng đã được in trên sản phẩm, tuy nhiên rất ít nàng để ý đến. Hôm nay Emcos sẽ mách nước cho nàng những quy tắc khi sử dụng để kéo dài tuổi thọ của mỹ phẩm Hàn Quốc.

Bảo quản mỹ phẩm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và những nơi có nhiệt độ cao.

Không để mỹ phẩm trong nhà tắm, nơi bảo quản tốt nhất cho chúng nên là ngăn mát tủ lạnh.

Luôn dựng ngược các sản phẩm như son môi, chì kẻ mày, macara.

Hạn chế việc chạm tay trực tiếp vào mỹ phẩm, việc làm này sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào mỹ phẩm của nàng đó.

Bảo quản mỹ phẩm đúng cách giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm

Cách Kiểm Tra Hạn Sử Dụng Hàng Nhật Nội Địa

Đa số mỹ phẩm Nhật Nội địa là sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như Shiseido, Kose, Kanebo, Shu… Phần lớn các sản phẩm gần như không ghi hạn sử dụng trên bao bì, khiến nhiều bạn e ngại về chất lượng. Tuy nhiên, quý khách hàng hãy yên tâm. Hàng Nhật thường không đề ngày sản xuất nhưng có mã code. Các bạn tìm mã code trên sản phẩm (thường dưới đáy sản phẩm hoặc mặt sau).

Vào trang http://www.upcdatabase.com/itemform.asp

Vậy check code rồi làm sao biết được hạn sử dụng.

1. Bao Bì Thay Đổi Hàng Năm

Cứ 1 2 năm các hãng mỹ phẩm thường thay đổi bao bì và công thức để giúp người tiêu dùng có thể nhìn ra ngay sản phẩm mới sản xuất hay đã sản xuất lâu rồi mà không cần phải dò thông tin batchcode. Đây là một ưu điểm lớn của mỹ phẩm Nhật giúp người tiêu dùng không nhầm lẫn khi mua mỹ phẩm. Vậy làm sao để biết được bao bì của sản phẩm đó là mới hay cũ? Lời khuyên là nghiên cứu kỹ sản phẩm trước khi mua và hỏi thật kỹ người bán.

Khi xem trên bao bì bạn sẽ thấy ký hiệu như hình dưới, điều này có nghĩa là sản phẩm chỉ nên sử dụng trong vòng 3 – 6 – 9 hay 12 tháng sau khi mở nắp. Thực ra dù có hay không biểu tượng này, chúng ta cũng chỉ nên sử dụng sản phẩm trong vòng 6, 12 tháng. Để sản phẩm càng lâu ở môi trường ngoài thì nó càng giảm tác dụng. Với các sản phẩm sệt như kem, nên bảo quản trong môi trường mát mẻ và khô ráo, dưới 25 độ C sẽ giúp giữ sản phẩm được bền hơn. Với các dòng sản phẩm trang điểm cao cấp nếu muốn sử dụng được lâu hơn, cất trong tủ lạnh, nhưng hãy chắc chắn rằng bọc kỹ sản phẩm, tránh mùi tủ lạnh ám vào sản phẩm.

Mỹ phẩm Nhật thường không ghi ngày sản xuất cũng như hạn sử dụng. Nếu người bán hàng nào nói cho bạn về hạn sử dụng hay ngày sản xuất của sản phẩm, hãy cẩn thận trước lời nói của họ, có thể họ chỉ nói cho bạn yên tâm. Có một cách để kiểm tra ngày sản xuất của sản phẩm, đó là tra batch code.

Batch Code Là Gì?

Các Kiểu Batch Code Thường Thấy Và Cách Đọc

Quy Định Năm Theo Số & Tháng Theo Thứ Tự Bảng Chữ Cái

Bạn có thể thấy hình ở bên dưới, batch code là 5E1, ký tự đầu tiên là số 5, nó có ý nghĩa là sản xuất vào năm 2015, tiếp theo là chữ E, quy định tháng sản xuất theo thứ tự bảng chữ cái, A tháng 1, B tháng 2…thì E là tháng 5. Từ đây có thể thấy được rằng ngày sản xuất của sản phẩm là tháng 5 năm 2015. Một sản phẩm chăm sóc da có hạn sử dụng thường là 3 năm kể từ ngày sản xuất nên ngày hết hạn của sản phẩm sẽ là ngày sản xuất + thêm 3 năm nữa, tức 5/2018.

Quy Định Năm Theo Thứ Tự Bảng Chữ Cái & Tháng Theo Số

Quy Định Năm Theo Số & Kiểu Ngày Julian

Nguồn: chúng tôi