Xu Hướng Thị Trường Mỹ Phẩm Việt Nam / Top 8 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Grandesecole.edu.vn

Xu Hướng Thị Trường Mỹ Phẩm Năm 2022

Người Việt với thu nhập tăng, thích làm đẹp và mua sắm online hơn… mở ra thị trường mỹ phẩm triển vọng cho doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Tuần sau, công ty non trẻ của ông Vũ Duy Quang sẽ ra mắt một số nguyên liệu mỹ phẩm nguồn gốc tự nhiên và sản phẩm làm đẹp hữu cơ. Mới bước chân vào ngành, ông Quang nói chọn làm mỹ phẩm hữu cơ vì là xu hướng hiện nay.

“Chúng tôi dùng các nguyên liệu từ dừa và gạo, cũng như tự xây dựng một nông trại theo chuẩn hữu cơ để chủ động nguyên liệu và hạ giá thành. Nguyên liệu mỹ phẩm hữu cơ nước ngoài có nhiều nhà cung cấp nhưng đắt. Thành phần trong nước không sản xuất được thì chúng tôi mới nhập, nhưng cũng là nguyên liệu tạo nền”, ông Vũ Duy Quang – Giám đốc Gene World cho hay.

Ông Patrick – Giám đốc tư vấn và sáng tạo Centdegres Việt Nam, một công ty của Pháp về tư vấn xây dựng và thiết kế sản phẩm, nói rằng thị trường chăm sóc sắc đẹp ở Việt Nam rất tiềm năng.

Với thương hiệu nội địa, thị trường chia hai nhóm. Nhóm thương hiệu lâu đời như Thorakao, Lana… được nhiều người biết đến nhưng chưa làm mới hình ảnh và trẻ hóa thương hiệu. Trong khi đó, nhóm doanh nghiệp trẻ và nhỏ được thành lập gần đây nhưng có phần năng động. Họ có triển vọng nếu tận dụng lợi thế tốt của môi trường trực tuyến.

“Doanh nghiệp mỹ phẩm vừa và nhỏ muốn xây dựng thương hiệu có thể tận dụng lợi thế kênh trực tuyến. Khách hàng muốn mua thì sẽ tìm hiểu nguồn gốc của họ ra sao. Vì vậy, doanh nghiệp nên đầu tư vào xây dựng niềm tin khách hàng hơn là đầu tư các chuỗi bán lẻ trực tiếp”, ông Patrick nói.

Một khảo sát thực hiện tại TP HCM và Hà Nội được công bố hồi tháng 6/2019 của Q&Me cho biết, Số người trang điểm hàng ngày tăng lên con số 30% và số người hoàn toàn không trang điểm giảm từ 24% (2016) xuống 14% (2019). Những sản phẩm được dùng phổ biến là son môi, kem nền và phấn má hồng.

Có đến 73% sử dụng các sản phẩm chăm sóc da ít nhất một lần mỗi tuần hoặc thường xuyên hơn. Các sản phẩm chăm sóc da phổ thông nhất là sữa rửa mặt, kem chống nắng và mặt nạ dưỡng da mặt.

Các chuỗi bán lẻ về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp ở Việt Nam hiểu rõ về độ hấp dẫn của thị trường. Đến Việt Nam vào 2001, Medicare hiện có hơn 85 cửa hàng và không ngừng tìm kiếm thêm nhà cung cấp để làm phong phú quầy hàng. Điều này khá dễ hiểu khi đối thủ Guardian đến sau 10 năm nhưng có hơn 90 cửa hàng. Đầu năm, thị trường chào đón thêm ‘đại gia’ Watson từ Hong Kong.

Không chỉ có kênh trực tiếp, thị trường bán lẻ mỹ phẩm thậm chí ‘bùng nổ’ hơn trên kênh trực tuyến. Cũng trong khảo sát của Q&Me, số người mua sắm mỹ phẩm trực tuyến vẫn đang gia tăng, với 57% số người sử dụng mỹ phẩm đã từng mua mỹ phẩm trực tuyến và 72% từng mua mỹ phẩm qua mạng xã hội.

Ông Nguyễn Mạnh Tấn – Giám đốc Marketing Haravan dẫn thông tin cho rằng, ở Việt Nam, doanh số mỹ phẩm trên thương mại điện tử chỉ thua ngành hàng thời trang. “Xu hướng thương mại điện tử không chỉ thay đổi trong ngành bán lẻ mà còn ở ngành làm đẹp, đặc biệt là nhóm tiêu dùng trẻ tại TP HCM và Hà Nội”, ông Tấn nói.

Không bỏ qua cơ hội, nhiều thương hiệu ngoại cấp tập ‘lên sàn’ trực tuyến chính thức từ đầu năm đến nay. Hồi tháng 6, Clinique mở cửa hàng chính hãng trên Lazada sau khi đã có 11 cửa hàng trực tiếp tại TP HCM và Hà Nội. Trước đó 3 tháng, M∙A∙C cũng đã ‘lên sàn’ trên nền tảng này.

“Chúng tôi nhận thấy đây là thời điểm hoàn hảo cho M∙A∙C chính thức gia nhập thị trường bán lẻ trực tuyến, nhất là khi tiềm năng tăng trưởng của thị trường này đang ở cấp số nhân và mức thị phần có thể đạt tới 60% tại Việt Nam đối với các nhãn hàng mỹ phẩm cao cấp”, bà Abigail Baniqued – Giám đốc nhãn hàng M∙A∙C tại Việt Nam chia sẻ thời điểm đó.

Theo các chuyên gia, thị trường mỹ phẩm làm đẹp ở Việt Nam chứa nhiều yếu tố hứa hẹn, bao gồm tầng lớp trung lưu tăng trong khi chi tiêu cho mỹ phẩm bình quân đầu người mỗi năm vẫn còn thấp, chỉ 4 USD một người mỗi năm, trong khi Thái Lan là 20 USD, theo Nielsen. Thế hệ tiêu dùng trẻ quan tâm đến nhu cầu trang điểm và chăm sóc da hơn, kể cả nam giới.

Mintel, một công ty nghiên cứu thị trường tại Anh ước tính, thị trường mỹ phẩm của Việt Nam trị giá khoảng 2,3 tỷ USD. Theo các doanh nghiệp trong ngành, thị phần lớn của thị trường này thuộc về các thương hiệu của Hàn Quốc, EU, Nhật Bản, Thái Lan và Mỹ.

Ông CP Saw – Giám đốc chuỗi triển lãm làm đẹp Informa Markets, đơn vị tổ chức Mekong Beauty Show và VietBeauty cuối tuần sau tại TP HCM, cho biết sự kiện năm nay có sự góp mặt đến 30% nhà triển lãm Hàn Quốc. Trong khi đó, nhà triển lãm Việt Nam chiếm 15% trong tổng số 450 đơn vị tham gia.

Theo vnexpress.net

Thị Trường Dược Mỹ Phẩm Việt Nam

Thị trường dược mỹ phẩm là là thị trường mỹ phẩm được nghiên cứu, bào chế như một dược phẩm. Ngoài công dụng chăm sóc, làm đẹp, sản phẩm còn có thể điều trị gốc rễ những vấn đề mà dòng mỹ phẩm thông thường không thể làm được. Dược mỹ phẩm phải đạt được các chứng nhận về độ an toàn, cấp phép sản xuất, lưu thông phân phối, tư vấn, hướng dẫn sử dụng từ các cơ quan chức năng, Bộ Y tế trong nước.

Phân khúc thị trường dược mỹ phẩm

Đối với người tiêu dùng, dược mỹ phẩm thường được chia làm 2 loại: hàng ngoại nhập và hàng nội địa.

Thương hiệu ngoại nhập trong thị trường dược mỹ phẩm

Thương hiệu ngoại (đặc biệt là Pháp) vốn rất nổi tiếng về các hãng dược mỹ phẩm êm dịu dành cho da thương tổn và nhạy cảm có thể kể đến như: La Roche-Posay, Avène, Bioderma, Vichy, … với những sản phẩm thậm chí đã trở thành tượng đài mà chưa có “đàn em” nào thay thế nổi: Cicaplast phục hồi và làm dịu da kích ứng, xịt khoáng Vichy Eau Thermale, tẩy trang Bioderma Sensibio H2O Solution Micellar, …

– Ưu điểm: Đáng tin cậy, chất lượng được đảm bảo từ quốc gia lớn. Đa dạng sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho từng loại da như kiềm dầu, chống bóng nhờn, dưỡng ẩm. Mỗi dòng lại chia ra làm nhiều loại kết cấu để lựa chọn như dạng kem, gel, fluid (sữa), dầu, thỏi, nén, xịt, … Hình thức bắt mắt, thương hiệu nổi tiếng.

– Nhược điểm: Giá thành khá cao, ví dụ một chai gel rửa mặt 350ml giá khoảng 350.000 ~ 400.000 đồng, các sản phẩm trị mụn hay chăm sóc chuyên sâu sẽ còn có giá cao hơn. Ngoài ra, việc phải nhập hàng từ nước ngoài khiến tình trạng hàng nhái, hàng giả kém chất lượng cũng xuất hiện tràn lan dẫn đến việc khó khăn trong vấn đề lựa chọn nguồn hàng đảm bảo.

– Đối tượng khách hàng: Người tiêu dùng có mức thu nhập khá trở lên, có khả năng chi trả chăm sóc làm đẹp thường xuyên.

Thương hiệu nội địa trong thị trường dược mỹ phẩm

Thị trường dược mỹ phẩm nội cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với những cái tên như kem nghệ Thái Dương, bộ sản phẩm Sắc Ngọc Khang, sữa rửa mặt Thorakao, gel trị mụn Vedette, kem trị nứt da chân Gót sen, … ngày càng quen thuộc hơn với người tiêu dùng dù rằng hình ảnh quảng bá chưa thực sự nổi trội. Việc những sản phẩm này vẫn “sống” và ngày càng phát triển đã cho thấy chất lượng thực sự tốt của các nhãn hiệu trong nước.

– Ưu điểm: Chất lượng đảm bảo. Sản phẩm có thông tin ghi bằng tiếng Việt giúp người dùng nắm bắt rõ về nguyên liệu thành phần, nguồn gốc xuất xứ trong nước và lịch sử lâu năm của các thương hiệu tạo độ gần gũi, tin tưởng. Không lo hàng nhái, hàng giả bởi được sản xuất trực tiếp tại Việt Nam nên giá thành rất rẻ: chỉ vài chục nghìn đồng cho một sản phẩm có chất lượng tốt.

– Nhược điểm: Quảng bá hình ảnh còn nghèo nàn, mẫu mã bao bì chưa bắt mắt, hạn chế chủng loại sản phẩm (vẫn chỉ là sản phẩm nhỏ lẻ mà không có bộ sản phẩm theo quy trình từng bước chăm sóc, hay chưa đa dạng yếu tố thành phần cho từng loại da).

– Đối tượng khách hàng: Người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình, ưa dùng hàng Việt Nam.

Cơ hội

Thị trường dược mỹ phẩm đang có xu hướng phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, đặc biệt là đối với những sản phẩm chăm sóc da và tóc.

Ngoài ra, các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên rất được ưa chuộng hiện nay. Nhiều doanh nghiệp trong nước khác đang nhanh chóng bắt kịp xu hướng ưa chuộng mỹ phẩm thiên nhiên. Họ đã nhanh chóng tận dụng ưu thế nguồn nguyên liệu thiên nhiên tại chỗ để phát triển các dòng sản phẩm mới từ nguyên liệu bạc hà, hồi, nghệ, bồ kết, gừng, chanh, bưởi, dưa leo… hay chiết xuất từ nha đam, lô hội, cây chùm ngây, mủ trôm, bùn khoáng, tảo biển Spirulina…

Nếu như trước đây đối tượng tiêu dùng của dược mỹ phẩm là khách hàng có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng, thậm chí một số quốc gia chỉ bán dược mỹ phẩm khi có đơn thuốc của bác sĩ thì ngày nay cả những người có làn da khỏe mạnh cũng ưa dùng bởi sự lành tính của dòng sản phẩm này. Mặt hàng của dược mỹ phẩm rất đa dạng như sữa rửa mặt, kem chống nắng, kem dưỡng da… với nhiều tính năng công dụng phù hợp với từng mức độ thương tổn của làn da.

Với những yếu tố như vậy, dược mỹ phẩm đang ngày càng trở thành mặt hàng được tín đồ làm đẹp “săn lùng”.

Thách thức

– Các doanh nghiệp nội thường chỉ tập trung vào chất lượng mà thiếu sự quan tâm đến bao bì, mẫu mã, PR thương hiệu, mỹ phẩm Việt đã bị thua thiệt ngay trên sân nhà.

– Chưa có thương hiệu, phân phối hàng còn nhiều hạn chế. Đối với chị em phụ nữ, mỹ phẩm còn thể hiện phong cách, đẳng cấp của người dùng. Trong khi đó, mỹ phẩm Việt lại chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường. Bên cạnh đó, vì chất lượng mỹ phẩm Việt chưa được đồng đều giữa đồ trang điểm và mặt hàng chăm sóc da nên có một sự thật là nhiều người tiêu dùng dùng sản phẩm dưỡng da là hàng Việt nhưng khi trang điểm thì nhất thiết dùng hàng ngoại.

– Trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, hầu hết các hãng đều phải mua nguyên liệu từ một số nơi cơ bản, ví dụ nhập nguyên liệu hóa chất từ Đức, tinh dầu thảo mộc từ Pháp, hay nguyên liệu cây, cỏ, hoa… từ Ấn Độ, Philippines. Còn lại là do cách pha chế, bí quyết, công thức riêng của mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, khâu quyết định vẫn là chiến lược quảng bá thương hiệu.

– Các đối thủ ngoại trong thị trường dược mỹ phẩm rât mạnh, vì vậy các doanh nghiệp dược mỹ phẩm Việt cần định hình hướng cạnh tranh rõ ràng, chiến lược phù hợp mới có thể hi vọng thắng ở sân nhà.

Hãy để lại thông tin liên hệ để Babuki có thể gửi đến bạn các bài viết hay hoặc hỗ trợ tư vấn về chiến lược và quản trị.

Thị Trường Mỹ Phẩm Việt Nam Rất Tiềm Năng

(NDH) Nielsen Việt Nam dự báo thị trường mỹ phầm Việt Nam rất tiềm năng, đặc biệt là phân khúc làm trắng da, do nhu cầu làm đẹp của phụ nữ Việt rất cao.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, giám đốc bộ phận đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam, hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới tại Việt Nam, cho biết trên kênh truyền thống tại thị trường thành thị hiện nay, sản phẩm chăm sóc da mặt, đặc biệt là kem dưỡng da, trong 8 tháng đầu năm 2012, không tăng trưởng về mặt số lượng nhưng tiếp tục tăng trưởng cao về mặt giá trị (14%).

Theo bà Quỳnh, điều này là do, tác động của những khó khăn kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến những người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp khiến họ cắt giảm chi tiêu. Trong khi đó, sự mở rộng của dòng mỹ phẩm cao cấp trong các trung tâm thương mại và showroom thu hút những người tiêu dùng có thu nhập cao Riêng đối với phân khúc sản phẩm làm trắng, tốc độ tăng trưởng khá lạc quan so với tình hình chung mặc dù phân khúc này đã chiếm tới hơn 70% giá trị thị trường kem dưỡng da mặt. 

Tuy nhiên bà Quỳnh cho biết, sự gắn kết ngày càng mạnh mẽ giữa xu hướng tiêu dùng trong nước và xu hướng thế giới cùng với những nỗ lực từ các nhà sản xuất sẽ tiếp tục khiến thị trường sôi động với những dòng sản phẩm và thương hiệu mới. 

“Thị trường cũng sẽ đi theo hướng đòi hỏi những sản phẩm cao cấp hơn,” bà Quỳnh cho NDHMoney biết. 

Việt Nam là thị trường rất tiềm năng đối với ngành mỹ phẩm do người tiêu dùng chi tiền cho mỹ phẩm bình quân chỉ 4 USD/người/năm, quá ít so với Thái Lan là 20 USD/người. 

Hiện các hãng mỹ phẩm nước ngoài nắm thị phần chủ yếu tại Việt Nam. Có thể nói tóm gọn lý do của việc các hãng nước ngoài chiểm thị phần chủ đạo là: Phân phối rộng rãi – Quảng bá rầm rộ – Không ngừng đổi mới. 

Phân khúc thị trường mỹ phẩm trắng da tại Việt Nam cũng rất phát triển. Thị trường kem dưỡng da của Việt Nam khá thú vị khi phân khúc làm trắng chiếm hơn 70% thị trường. 

“Điều đó chứng tỏ nhu cầu rất lớn của việc có một làn da trắng của phụ nữ Việt Nam,” bà Quỳnh nói. 

Nhu cầu này sẽ vẫn tiếp tục là động lực cho sự tăng trưởng của phân khúc này. Hiện nay, chị em phụ nữ đang chú trọng nhiều vào việc có một sản phẩm làm trắng hiệu quả. Tuy nhiên, những sản phẩm làm trắng tự nhiên và an toàn sẽ là yêu cầu trong thời gian tới. 

Với dân số gần 90 triệu, trong đó một nữa là phụ nữ có mong muốn làm đẹp hơn khi điều kiện kinh tế đang phát triển. 

Hiện có khoảng 430 doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước nhưng thị phần lại chủ yếu nằm trong tay một số hãng nước ngoài như L’Oréal, Shiseido, Clarins… Hiện có khoảng 100 nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam, tuy nhiên 90% là nhập khẩu. 

Các mỹ phẩm nước ngoài cao cấp như Esteé Lauder, Clinique, Menard, Lancôme, Kosé, Clarins, Elizabeth Arden, Shiseido, Wigleys, Carita, DeBon, Nivea, Fendi, Lower, Clairins, LOreal, Estee Lauder…, trung bình như Ponds, Sunsilk, Dove, Hazeline, Avon, Debon, Nevia, Essane, Pond, Hezaline…và thậm chí thấp cấp như hàng Trung Quốc hay thậm chí cả hàng nhái. 

Trong nước thì có các thương hiệu Miss Saigon, Thorakao, Lana, Biona, Xmen, Thái Dương, Bodeta, Familar, Newgel, Xmen, chúng tôi Hattrick, Teen X.. L’Ovite Paris, Q’Girl New York, Daily Care, Essy….

(Nguồn: http://ndh.vn)

Thị Trường Sản Phẩm Dưỡng Da Việt Nam

Nhờ ảnh hưởng của ngành công nghệ làm đẹp của Hàn Quốc và Nhật Bản, phụ nữ Việt ngày càng quan tâm và do đó đầu tư hơn vào mỹ phẩm, đặc biệt là các sản phẩm dưỡng da. Cả 2 công ty phân tích thị trường nổi tiếng là Nielsen và Euromonitor đều đánh giá ngành mỹ phẩm và đặc biệt là thị trường sản phẩm dưỡng da rất tiềm năng.

Quy mô thị trường sản phẩm dưỡng da Việt Nam

Năm 2018, doanh thu của các sản phẩm dưỡng da được ước tính là 8.2 nghìn tỷ VNĐ.

Đơn giá trung bình tăng nhẹ trong năm 2018 do ảnh hưởng của lạm phát.

Trong giai đoạn từ 2017-2022, sản phẩm dưỡng da dự kiến sẽ ghi nhận CAGR là 11% để đạt được 12.4 nghìn tỷ đồng vào năm 2022.

Xu hướng thị trường sản phẩm dưỡng da

Sản phẩm làm trắng da vẫn là loại được yêu cầu nhiều nhất trong chăm sóc da không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước châu Á khác.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quan niệm thẩm mỹ ở Việt Nam: truyện cổ tích (đa số các nhân vật trong truyện đều có làn da trắng như tuyết), thơ văn (Thuý Kiều, Thuý Vân, Mị Nương,… đều được miêu tả có làn da trắng sáng), phim ảnh (các diễn viên trong phim Hàn, Nhật, Trung được yêu thích ở châu Á đều có da siêu trắng), ngoài ra trong quan niệm của người Việt, làn da trắng gợi lên sự sáng sủa và dễ dàng nhận được thiện cảm từ người đối diện.

Mức độ thường xuyên sử dụng các sản phẩm dưỡng da đang ngày được tăng lên vì đa số các hãng mỹ phẩm đều khuyến khích dùng sản phẩm 2 lần (sáng và tối) mỗi ngày. Ngoài ra, một xu hướng nổi bật trong sử dụng sản phẩm dưỡng da là 7 bước dưỡng da của Hàn Quốc/Nhật Bản, vì thế số lượng sản phẩm trung bình trên từng người tiêu dùng sẽ tăng lên. Thị trường sản phẩm dưỡng da cũng sẽ đi theo hướng đòi hỏi những sản phẩm ở dòng cao cấp.

Số người mua sắm mỹ phẩm trực tuyến cũng đang gia tăng, với 57% số người sử dụng mỹ phẩm đã từng mua mỹ phẩm trực tuyến và 72% số này đã từng mua mỹ phẩm qua mạng xã hội. Trong đó, Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất để mua sắm mỹ phẩm. Shopee là trang thương mại điện tử phổ biến nhất để mua các sản phẩm làm đẹp.

Vì sự phát triển của internet và mạng xã hội nên người tiêu dùng đã trở nên hiểu biết hơn về các sản phẩm dưỡng da (về thành phần, công dụng, lẫn địa điểm mua), vì thế họ trở nên cẩn trọng hơn khi mua. Họ thường sẽ tìm đọc review về sản phẩm hoặc hỏi bạn bè, bác sĩ trước khi quyết định mua.

Từ năm 2017, sản phẩm chăm sóc da từ Nhật Bản dẫn đầu xu hướng và chứng kiện sự phát triển vượt bậc. Những thương hiệu của Nhật cung cấp cả sản phẩm bình dân và cao cấp. Ngoài Shiseido, một trong những công ty hàng đầu về chăm sóc da và có rất nhiều cửa hàng tại Việt Nam, các thương hiệu lớn khác như Hada Labo của Rohto-Mentholatum Vietnam Co Ltd và Kose, do Cty TNHH Mỹ Phẩm Đại Phúc phân phối cũng đang dần tập trung thêm vào thị trường Việt Nam.

Dược mỹ phẩm bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ năm 2012 khi càng nhiều người có nhận thức hơn về sự cần thiết của việc bảo vệ làn da chống lại ô nhiễm môi trường và các hoá chất chăm sóc da độc hại. Trong giai đoạn dự báo, dược mỹ phẩm là một trong những xu hướng phát triển nhanh nhất trong thị trường chăm sóc da ở Việt Nam.

Phân khúc thị trường sản phẩm dưỡng da

1. Dưỡng toàn thân: 7% giá trị thị trường

2. Dưỡng da mặt: 92% giá trị thị trường

Trị mụn

Mặt nạ

Sữa rửa mặt

Kem dưỡng da: cao nhất trong phân khúc này với 46% giá trị thị trường

Dưỡng môi

Chống lão hoá

3. Dưỡng da tay: 1% giá thị thị trường

Những công ty đứng đầu thị trường sản phẩm dưỡng da

Thị trường sản phẩm dưỡng da phân mảnh với rất nhiều người chơi, nên mức độ cạnh tranh vẫn gay gắt và việc đầu tư vào marketing là rất quan trọng. Hiện có khoảng 430 doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước nhưng thị phần lại chủ yếu nằm trong tay một số hãng nước ngoài như L’Oréal, Shiseido, Clarins… Hiện có khoảng 100 nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam, tuy nhiên 90% là nhập khẩu.

Unilever: dẫn đầu thị trường, chiếm khoảng 11% tổng thị trường, thương hiệu nổi tiếng: Pond’s

Beiersdorf Vietnam: Nivea

LG Vina Cosmetics: Ohui (dòng mỹ phẩm cao cấp), The Face Shop (dòng mỹ phẩm bình dân)

Shiseido Cosmetics Vietnam: Shiseido

L’Oréal Vietnam Co Ltd: L’Oréal

AmorePacific Vietnam: Laneige, Innisfree

Hành vi khách hàng thị trường sản phẩm dưỡng da

Những lý do khiến khách hàng sử dụng sản phẩm dưỡng da:

Tiện lợi, không mất nhiều thời gian để chuẩn bị (69%)

Nhiều loại sản phẩm thích hợp với các loại da khác nhau (61%)

Rất công hiệu (55%)

Những lý do khiến khách hàng bất mãn với việc sử dụng sản phẩm dưỡng da:

Tốn tiền (68%)

Dễ làm da dị ứng (46%)

Không hiệu quả (12%).

Hãy để lại thông tin liên hệ để Babuki có thể gửi đến bạn các bài viết hay hoặc hỗ trợ tư vấn về chiến lược và quản trị.