Bạn đang xem bài viết Xem Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Thái Lan Sao Cho Đúng? được cập nhật mới nhất trên website Grandesecole.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tuy nhiên trong quá trình mua và sử dụng sản phẩm, không ít người đã phát hiện ra những loại mỹ phẩm của mình đã hết hạn từ lâu. Điều này xuất phát từ thói quen mua hàng ít quan tâm đến hạn sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Khi đó chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy vô cùng lãng phí phải không nào?
Tác hại nguy hiểm của việc dùng mỹ phẩm hết hạn sử dụng
Có thể nói rằng, mỹ phẩm là vật bất ly thân của hầu hết các chị em phụ nữ. Thế nhưng có không ít chị em đã phải rước họa vào thân chỉ vì những loại mỹ phẩm mình đang sử dụng. Bên cạnh những loại mỹ phẩm kém chất lượng được làm giả trên thị trường, mỹ phẩm hết hạn chính là kẻ thù của làn da, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu để quá lâu.
Những loại mỹ phẩm chúng ta đang sử dụng thường có hạn từ 1 đến 3 năm. Thế nhưng sau khi bóc sản phẩm ra thì hạn sử dụng của nó sẽ bị rút ngắn. Đặc biệt là mỹ phẩm hết hạn, mặc dù chúng không bị thay đổi về màu sắc và mùi hương, thế nhưng nó hoàn toàn có thể bị phân hủy thành vi khuẩn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong mỹ phẩm hết hạn có chứa vi khuẩn Enterococcus faecalis. Loại vi khuẩn này có thể gây ra tình trạng viêm màng não, nhiều bệnh truyền nhiễm và có thể cướp đi sinh mệnh của trẻ dưới 5 tuổi. Bên cạnh đó là những tác hại có thể kể đến như gây viêm đạo, viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng gây ra mụn trứng cá hay các bệnh về da, hô hấp…
Đừng nhầm lẫn giữa hạn sử dụng và thời gian sử dụng lý tưởng
Thông thường những sản phẩm làm đẹp đều ghi ngày hết hạn sử dụng dựa trên ngày sản xuất. Ví dụ: “Best before 09/2020” thì có nghĩa là thời gian sử dụng trước tháng 9 năm 2020. Khi nhìn vào hạn sử dụng này, mọi người sẽ nghĩ sản phẩm có thể sử dụng trong vòng 3 năm, tuy vậy nó chỉ là ngày hết hạn sử dụng thông thường.
Nếu bạn để ý thì có thể thấy một ký hiệu khá nhỏ ở bên dưới. Đó chính là hạn sử dụng lý tưởng của sản phẩm được tính từ ngày đầu tiên bạn mở nắp. Tuy hạn sử dụng đến tháng 9 năm 2020, thế nhưng thời gian sử dụng tốt nhất chỉ trong vòng 12 tháng. Do vậy, nếu bạn sử dụng từ tháng 12/2017 thì đến 12/2018 bạn đã nên nói lời tạm biệt với sản phẩm này rồi.
Cũng có một số sản phẩm có hạn sử dụng lên đến 24 tháng kể từ ngày sử dụng đầu tiên. Vì thế, hãy mở ngay tủ mỹ phẩm của mình ra và kiểm tra xem từng sản phẩm còn thời hạn sử dụng là bao nhiêu bằng cách tìm ký hiệu nhỏ này.
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Thái Lan
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Thái Lan đơn giản nhất đó chính là nhìn vào ngày sản xuất (MFG) và hạn sử dụng (EXP) được in trên bao bì. Bạn xem hạn sử dụng mỹ phẩm của Việt Nam như thế nào thì của Thái Lan cũng tương tự như vậy. Với cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Thái Lan, bạn cũng đọc theo thứ tự ngày/tháng/năm.
Chỉ cần đọc theo số thứ tự trên là bạn đã có thể biết được hạn sử dụng của sản phẩm rồi. Còn với những dòng sản phẩm được đóng theo dạng tuýp thì hạn sử dụng thường được nhà sản xuất in dập nổi ở đầu tuýp.
Còn trong trường hợp, những loại mỹ phẩm không ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng, thì hầu hết chúng sẽ được ký hiệu bằng một hình ảnh trên sản phẩm. Với những sản phẩm được đóng ở dạng hộp có nắp thì thân hộp sẽ in các ký hiệu như 6M, 9M, 12M…
Những ký hiệu này có nghĩa đó chính là thời gian sử dụng sản phẩm tính từ ngày mở nắp. Tương ứng với nó là 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng…Có thể thấy cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Thái Lan không hề khó như bạn nghĩ phải không nào?
Một số cách tận dụng mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng
Dầu tẩy trang: Đây là một trong những loại mỹ phẩm cũng khá quen thuộc, tuy nhiên nếu sản phẩm đã hết hạn sử dụng bạn có thể tận dụng chúng bằng cách trộn với đường nâu để sử dụng làm kem tẩy da chết cho body hoặc lau đồ nội thất.
Toner và Lotion: Bạn có bao giờ nghỉ đến việc sử dụng toner đã hết hạn sử dụng làm nước lau sàn chưa? Nếu chưa thì bạn hãy thử ngay, vì loại toner và lotion này hoàn toàn có thể dùng để lau nhà, lau ghế sofa và đồ nội thất trong gia đình.
Kem dưỡng ẩm: Đừng vứt đi lọ kem dưỡng ẩm đã hết hạn, hãy tận dụng chúng làm mặt nạ tóc, hay đơn giản là dùng để lau ví, lau túi xách. Chắc chắn bạn sẽ phải bất ngờ về tác dụng mà nó mang lại đấy.
Son môi: Những thỏi son môi bạn tô hàng ngày có thể là một chất tẩy rửa cực kỳ tốt? Nếu bạn đang có những thỏi son không dùng đến thì hãy sử dụng chúng để đánh sáng các phụ kiện được làm bằng bạc.
Dầu gội, dầu xả: Bạn có thể dùng sản phẩm dầu gội, dầu xả đã hết hạn này để giặt tất hoặc lau gương phòng tắm.
Nước hoa: Với nước hoa, bạn chỉ cần trộn hỗn hợp nước hoa cùng một chút toner để sử dụng trong phòng tắm, tạo ra hương thơm dịu nhẹ.
Kem chống nắng: Cuối cùng là những hộp kem chống nắng, nó có thể giúp bạn xóa dấu cao su, nhãn dán, nhãn hiệu… Tất cả những gì bạn cần làm là thoa kem chống nắng lên trên một miếng vải, sau đó tiến hành lau vết bẩn.
Khi đã biết cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Thái Lan, chắc hẳn trong chúng ta ít nhiều cũng đã phát hiện ra một số loại mỹ phẩm đã hết hạn sử dụng. Vậy, nếu bạn đang cảm thấy nuối tiếc thì cũng đừng buồn, vì bạn hoàn toàn có thể tận dụng những loại mỹ phẩm bỏ đi vào một vài việc có ích.
Cách Xem Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm
Hạn sử dụng của mascara: là dụng cụ làm đẹp được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên tuổi thọ của nó chỉ khoảng 3 tháng sau khi mở nắp ra sử dụng. Loại sản phẩm này rất dễ bám vi khuẩn do độ ẩm cao, vì vậy phải chú ý giữ gìn, vặn nắp kín sau khi dùng và hạn chế kéo cây wand lên xuống nhiều lần.
Son Lip Gloss: Hạn dùng từ 6 – 12 tháng
Son Lip Liner: Hạn dùng khoảng 3 năm
Phấn mắt: Hạn sử dụng trung bình của phấn mắt là khoảng 2 năm. Đối với phấn mắt loại bột thì khoảng 2 năm còn với phấn mắt loại kem thì chỉ từ 6 – 12 tháng.
Phấn nền: Đối với bột khô thì khoảng 2 – 3 năm còn với phấn kem thì khoảng 12 tháng mà thôi. Phấn nền cho da khô thì hạn sử dụng khoảng 18 tháng
Kem chống nắng: có hạn sử dụng khá thấp, chỉ tư 3 tháng đến 6 tháng. Trường hợp nếu ít khi sử dụng, bạn chỉ nên mua loại nhỏ, bảo quản nơi khô tháng và tránh ánh nắng mặt trời.
Kem lót: Hạn sử dụng 6 tháng đến 12 tháng
Kem che khuyết điểm: Hạn dùng tối đa 1 năm
Các loại chì kẻ mắt, môi và chân mày: Thường có hạn sử dụng từ 2 – 3 năm. Riêng chỉ kẻ mắt thì chỉ có hạn dùng trong 3 tháng.
Cách xem hạn sử dụng của các loại mỹ phẩm nước ngoài thông dụng:
Để tránh mua nhầm hàng giả và không phải mơ hồ về hạn sử dụng của các sản phẩm ngoại nhập. Sakura Blog chúng tôi sẽ chia sẻ một số cách để nhận biết xuất xứ và hạn sử dụng của mỹ phẩm trước khi bạn quyết định mua hàng.
Đối với cá hầu hết mỹ phẩm nhập từ Mỹ về, có một loại là ” Hạn sử dụng sau khi mở nắp” ký hiêu PAO (Period After Opening). Các sản phẩm chăm sóc da, foundation, primers, mascara…sẽ ghi rõ hạn sử dụng sau khi mở nắp sản phẩm. Các bạn có thể tìm tháy thông tin trên bao bì bằng ký hiệu chữ M (viết tắt là Month). Ví dụ nếu ghi 12M = 12 tháng = 1 năm. Ngoài ra đối với những sản phẩm không ghi PAQ thì hạn sử dụng thông thường sẽ là 3 năm.
Đối với những sản phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng, trên bao bi sẽ ghi rõ hạn sử dụng bằng những từ thông dụng như: “Use by” hoặc ” Best by” hay “Exp” (=Expiration date)
Đối với những sản phẩm có hạn dùng trên 30 tháng, trên bao bì sẽ không ghi hạn sử dụng. Vì vậy, các bạn phải kiểm tra batch code của bao bì. Batch code sẽ bao gồm thông tin nhà sản xuất + tháng và năm sản xuất
Hướng dẫn đọc mã vạch, bar code của mỹ phẩm nước ngoài để tránh mua phải hàng kém chất lượng
Thông thường để đọc được mã vạch để tìm ra nguồn gốc xuất xứ sản phẩm là rất khó. Nhưng hầu hết điểm chung của mã vạch là 2 – 3 số đầu trong mã vạch là quy ước về quốc gia. Nước Anh được quy ước là 50 còn Việt Nam là 893. Còn lại hầu như là mã doanh nghiệp và mã hàng hóa.
Ngoài ra, còn có những sản phẩm hàng hoá mà mã số tập hợp trên 13 chữ số sẽ đi với mã vạch không có độ cao và độ dài. Ví dụ như sản phẩm điện thoại di động, mã số dài và mã vạch cũng không theo nguyên tắc độ cao như trên. Hơn nữa, những điện thoại di động có đến 15 chữ số mà chiều cao mã vạch là nhỏ hơn 10mm, biểu tượng mã vạch sẽ dán bên trong máy nhằm để đảm bảo các tiện ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Hiện nay có rất nhiều ứng dụng (app) đọc mã vạch trên iphone, điện thoai android, bạn chỉ cần cài đặt và quét mã vạch, điện thoại sẽ tự động hiển thị mã vạch của sản phẩm bạn quét là của nước nào.
000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA 020 – 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)030 – 039 GS1 Mỹ (United States) 040 – 049 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use) 050 – 059 Coupons060 – 139 GS1 Mỹ (United States) 200 – 299 029 Phân phối giới hạn (Restricted distribution) thường chỉ cung cấp cho sử dụng nội bộ (MO defined, usually for internal use)300 – 379 GS1 Pháp (France) mã vạch sản phẩm của Pháp 380 GS1 Bulgaria 383 GS1 Slovenia 385 GS1 Croatia 387 GS1 BIH (Bosnia-Herzegovina)400 – 440 GS1 Đức (Germany)450 – 459 & 490 – 499 GS1 Nhật Bản (Japan) đầu số mã vạch của Nhật 460 – 469 GS1 Liên bang Nga (Russia) 470 GS1 Kurdistan 471 GS1 Đài Loan (Taiwan) 474 GS1 Estonia 475 GS1 Latvia 476 GS1 Azerbaijan 477 GS1 Lithuania 478 GS1 Uzbekistan 479 GS1 Sri Lanka 480 GS1 Philippines 481 GS1 Belarus 482 GS1 Ukraine 484 GS1 Moldova 485 GS1 Armenia 486 GS1 Georgia 487 GS1 Kazakhstan 489 GS1 Hong Kong 500 – 509 GS1 Anh Quốc – Vương Quốc Anh (UK) 520 GS1 Hy Lạp (Greece) 528 GS1 Li băng (Lebanon) 529 GS1 Đảo Síp (Cyprus) 530 GS1 Albania 531 GS1 MAC (FYR Macedonia) 535 GS1 Malta 539 GS1 Ireland 540 – 549 GS1 Bỉ và Lúc xăm bua (Belgium & Luxembourg) 560 GS1 Bồ Đào Nha (Portugal) 569 GS1 Iceland 570 – 579 GS1 Đan Mạch (Denmark) 590 GS1 Ba Lan (Poland) 594 GS1 Romania 599 GS1 Hungary 600 – 601 GS1 Nam Phi (South Africa) 603 GS1 Ghana 608 GS1 Bahrain 609 GS1 Mauritius 611 GS1 Ma Rốc (Morocco) 613 GS1 An giê ri (Algeria) 616 GS1 Kenya 618 GS1 Bờ Biển Ngà (Ivory Coast) 619 GS1 Tunisia 621 GS1 Syria 622 GS1 Ai Cập (Egypt) 624 GS1 Libya 625 GS1 Jordan 626 GS1 Iran 627 GS1 Kuwait 628 GS1 Saudi Arabia 629 GS1 Tiểu Vương Quốc Ả Rập (Emirates) 640 – 649 GS1 Phần Lan (Finland)690 – 695 GS1 Trung Quốc (China) là đầu số mã vạch hàng trung quốc 700 – 709 GS1 Na Uy (Norway) 729 GS1 Israel 730 – 739 GS1 Thụy Điển (Sweden) 740 GS1 Guatemala 741 GS1 El Salvador 742 GS1 Honduras 743 GS1 Nicaragua 744 GS1 Costa Rica 745 GS1 Panama 746 GS1 Cộng hòa Đô mi nic (Dominican Republic) 750 GS1 Mexico 754 – 755 GS1 Canada 759 GS1 Venezuela760 – 769 GS1 Thụy Sĩ (Switzerland) 770 GS1 Colombia 773 GS1 Uruguay 775 GS1 Peru 777 GS1 Bolivia 779 GS1 Argentina 780 GS1 Chi lê (Chile) 784 GS1 Paraguay 786 GS1 Ecuador 789 – 790 GS1 Brazil 800 – 839 GS1 Ý (Italy) 840 – 849 GS1 Tây Ban Nha (Spain) 850 GS1 Cuba 858 GS1 Slovakia 859 GS1 Cộng hòa Séc (Czech) là đầu mã số mã vạch Cộng hòa Séc GS1 YU (Serbia & Montenegro) 865 GS1 Mongolia 867 GS1 Bắc Triều Tiên (North Korea) 868 – 869 GS1 Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey) 870 – 879 GS1 Hà Lan (Netherlands)880 GS1 Hàn Quốc (South Korea) là 3 số đầu mã hàng của Hàn Quốc 884 GS1 Cam pu chia (Cambodia)885 GS1 Thái Lan (Thailand) 888 GS1 Sing ga po (Singapore) 890 GS1 Ấn Độ (India)893 GS1 Việt Nam (thuộc Châu Á) 899 GS1 In đô nê xi a (Indonesia) 900 – 919 GS1 Áo (Austria)930 – 939 GS1 Úc (Australia) 940 – 949 GS1 New Zealand 950 GS1 Global Office 955 GS1 Malaysia 958 GS1 Macau
Cách Xem Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Nhật Bản
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản
Đối với một số loại thực phẩm chức năng và mỹ phẩm Nhật chúng ta có thể dễ dàng nhận ra và nhìn thấy về hạn sử dụng của sản phẩm, sẽ ghi rõ ngày, tháng, năm hết hạn. Ví dụ điển hình qua các loại sản phẩm Nhật Bản nổi tiếng như:
Ví dụ: son Shu Uemura huyền thoại có ký hiệu 24M sẽ sử dụng tốt trong vòng 2 năm kể từ khi mở nắp, giá hơi cao mà sang chảnh được những 2 năm thì vẫn là rẻ đúng không ạ??
Xem hạn sử dụng mỹ phẩm bằng ký hiệu riêng
Đối với một số loại mỹ phẩm nội địa Nhật thì sẽ không in hạn sử dụng như những con số ở trên, do đó cho dù có tìm hết vỏ hộp sản phẩm thì cũng không thể tìm thấy. Cho nên đây cũng là điều lo ngại của nhiều khách hàng, lỡ mua rồi nhưng không biết hàng đó có còn hạn sử dụng hay không?
Chuỗi ký tự có 1 số đứng trước rồi đến 1 chữ cái: Chuỗi thường có 3 hoặc 5 ký tự, trong đó có 1 số đứng đầu là năm sản xuất, 1 chữ cái đứng sau là tháng sản xuất (tính theo thứ tự trong bảng chữ cái), ta chỉ cần quan tâm 2 ký tự đầu tiên này.
Chuỗi ký tự có 4 số đứng trước rồi tới chữ cái: Trong đó, số đầu tiên là số cuối của năm sản xuất, 3 số còn lại là ngày Julian. Để kiểm tra được ngày julian tương ứng ngày tháng nào ta có tìm một số trang web chuyên chuyển đổi qua ngày theo lịch hiện đại.
Chuỗi ký tự có 3 số đứng trước chữ cái: Vị trí in: đáy chai hoặc đầu tuýp; Nội dung: xyzA; Trong đó: + xy: ngày sản xuất + z: số cuối của năm sản xuất (ví dụ z là 8 thì năm sản xuất là 2018) + A: là tháng sản xuất, đặt ký hiệu theo ký tự alphabet (A B C D E F G H I J K L lần lượt tương ứng là tháng 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10, 11, 12)
Ví dụ:
K : là tháng 11
Do đó hạn sử dụng sẽ được + thêm 3 năm tính từ ngày sản xuất, Date CC melano là: 11-2022
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật Bản
Cách Ghi Hạn Sử Dụng Của Nước Ngoài: Mỹ Phẩm Nhật, Pháp, Hàn, Thái Lan, Đức…
Chatluongthucpham – Bất kì một sản phẩm công nghiệp hay sản phẩm tự nhiên thì điều có khoảng thời gian sản phẩm được xem là sử dụng được. Và ở một cách xác định nào đó, nó được xem là hư hỏng, hết hạn sử dụng. Vậy thì:
Hạn sử dụng là gì?
Là khoảng thời hạn bảo quản lâu nhất mà sản phẩm được phép lưu thông và tiêu thụ. Nhà sản xuất dùng nó để cam kết với khách hàng về chất lượng, độ an toàn của sản phẩm.
Đã có nhiều phương pháp được áp dụng trong khâu chế biến và đóng gói nhằm để kéo dài hạn sử dụng cho sản phẩm của họ. Đảm bảo thời gian cần thiết từ việc lưu kho, lưu thông, tới nhà bán lẻ, cuối cùng là tới tay người tiêu dùng.
Việc đưa ra hạn sử dụng mà nhà sản xuất cam kết, khách hàng tin tưởng là công việc xuyên suốt từ phòng thí nghiệm đến nhà máy, đến cả việc theo dõi sản phẩm của họ trên gian hàng bán. Họ đã dùng nhiều phương pháp như sử dụng mô hình toàn học, gia tốc nhiệt, dựa trên các sản phẩm tương tự…để đưa ra kết luận.
Cách ghi hạn sử dụng
1) ký hiệu ngày sản xuất và hạn sử dụng (Expiration date)
Ngày in trên bao bì là cách đơn giản nhất để đọc hạn sử dụng của sản phẩm.
Các mặt hàng VIỆT NAM thì việc ghi hạn sử dụng khá đơn giản:
#Cách 1: ghi ngày sản xuất (NSX) và khoảng thời gian hết hạn: ví dụ HSD: 6 tháng
Cách ghi hạn sử dụng của NƯỚC NGOÀI khác chúng ta ở ký hiệu, về mặt ý nghĩa thì vẫn như thế.
a) Ngày sản xuất: Manufacturing Date (MFG)
Chúng ta chỉ nên loại bỏ các sản phẩm đã phát triển mùi, hương vị hoặc thay đổi kết cấu.
c) Sell by/sell by date/ display until: ngày hết hạn bán
Ví dụ, sữa đã được làm lạnh liên tục thường sẽ có thể uống được trong khoảng một tuần sau ngày “sell by” trên bao bì.
d) Expiration date (EXP): ngày hết hạn hạn sử dụng (Sản phẩm không nên được dùng sau đó – Đảm bảo độ an toàn).
2) Biểu tượng về hạn sử dụng
Trong hệ thống nhãn mác quốc tế thì có 2 biểu tượng về HẠN SỬ DỤNG:
Thời gian sử dụng sản phẩm được kí hiệu bằng chữ M, chẳng hạn nếu trên bao bì ghi là 36M có nghĩa là mỹ phẩm này có thể sử dụng trong 36 tháng sau khi mở nắp.
3) Số lô sản xuất (Batch code)
Batch code là gì? batch code là một dãy các chữ cái và số được in chìm/nổi trên bao bì, quy định thông tin số lô, ngày sản xuất của sản phẩm.
Người tiêu dùng dùng batch code để có được thông tin về hạn sử dụng của sản phẩm.
4) Mã sản phẩm (Bar code)
2 tiêu chuẩn mã vạch chính theo thông số kỹ thuật của GS1 (tổ chức quốc tế mã vạch):
– Mã EAN (European Article Number) là tiêu chuẩn mã vạch châu Âu: Từ EAN-8 (8 số) phát triển lên EAN-13 (13 số).
– UPC (Universal Product Code) là tiêu chuẩn mã vạch Mỹ – Canada (12 số).
EAN -13, sau đó được đổi tên thành ‘International Article Number’ được đặt làm mã vạch tiêu chuẩn quốc tế. Hệ thống mã vạch này được phát triển từ 2 hệ thống mã vạch UPC và EAN. Nó Gồm 13 mã số ở phía dưới mã vạch (12 số + 1 số kiểm tra).
Tìm hiểu thêm cách đọc mã vạch.
Hạn sử dụng của các mặt hàng khác nhau
Các mặt hàng gọi chung là hàng hóa thì điều áp dụng chung cách ghi hạn sử dụng, nếu có khác thì khác về kiểu cách, ký hiệu nhưng về mặt ý nghĩa thì không thay đổi.
Theo quy định chung thì thực phẩm và thuốc là những sản phẩm bắt buộc phải ghi thông tin hạn sử dụng lên bao bì. Tuy nhiên đối với sản phẩm là mỹ phẩm thì điều này là không bắt buộc ở rất nhiều nơi như Hoa Kì, Nhật, Đức…
1) Cách xem hạn sử dụng của mỹ phẩm
Đối với mỹ phẩm có 2 loại về hạn sử dụng của chúng:
#Loại 1: Mỹ phẩm có hạn sử dụng trên 3 năm:
Những sản phẩm dạng này không yêu cầu phải ghi hạn sử dụng trên bao bì. Thay thế cho điều này, nhà sản xuất phải ghi hạn sử dụng sau khi mở nắp. (PAO – Perid After Opening).
Tuy nhiên một số mỹ phẩm sẽ không ghi ngày sản xuất lên bao bì, để có được thông tin này thì cần đọc batch code (nhà sản xuất nào cũng sẽ in).
Thực sự công việc này khá là khó khăn, vì mỗi nước, mỗi công ty, mỗi loại sản phẩm lại có cách ký hiệu riêng khác nhau. Nó là 1 hệ thống quy tắc riêng do nhà sản xuất đặt ra, để quản lý hàng hóa của mình.
Có 3 phương án để có được thông tin ngày sản xuất từ batch code:
+) Bạn tự đọc: nếu bạn là fan trung thành của một thương hiệu nào đó, bạn dễ dàng đọc được quy tắc batch code của họ, chỉ cần 1 lần tìm hiểu.
+) Check batch code bằng website hoặc app.
Đây là 2 web check hạn sử dụng mỹ phẩm được dùng phổ biến nhất.
checkfresh.com
Lựa chọn thương hiệu
Điền batch code
checkcosmetic.net
Không phải lúc nào bạn cũng có thể check hạn sử dụng của mỹ phẩm trên web thành công, vì đôi lúc web chưa cập nhập sản phẩm mới, thương hiệu mới…Chính vì thế phương án thứ 3 là:
+) Gửi email (batch code) cho nhà sản xuất để có được thông tin đó.
#Loại 2: mỹ phẩm có hạn sử dụng dưới 30 tháng:
Những loại mỹ phẩm này, hạn sử dụng được in ngay trên vỏ sản phẩm (Expiration date – EXP): thân, đáy, hoặc nắp…
2) Cách xem hạn sử dụng thực phẩm
Thông thường các thực phẩm đóng bao bì, điều bắt buộc phải có thông tin hạn sử dụng của chúng.
Tuy nhiên hạn sử dụng ghi trên bao bì đã gây ra nhiều nhầm lẫn dẫn đến lãng phí thức ăn, do các bạn không hiểu rõ ý nghĩa thực sự của nó. Về việc đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn.
Ví dụ: sell by – là hạn bán của nhà phân phối Best by – là hạn đảm bảo chất lượng tốt nhất
Sản phẩm vẫn có thể ăn được sau ngày này nếu bảo quản đúng cách.
Tìm hiểu thêm: hạn sử dụng của các loại thực phẩm
Thực phẩm ngoài hạn sử dụng thì nguồn gốc là điều quan trọng hơn đối với người tiêu dùng. Chính vì thực phẩm bẩn ngày càng nhiều và trôi nổi, dễ mua, dễ bán… khiến nhiều người lo ngại.
Barcode là mã vạch giúp bạn truy xuất nguồn gốc sản phẩm và đôi khi vẫn cho biết thông tin về sản xuất.
Ảnh hưởng của việc sử dụng sản phẩm hết hạn
Mỹ phẩm, các sản phẩm làm đẹp, chăm sóc da cũng như thực phẩm: bia, rượu vang, bánh kẹo…Nếu sản phẩm hết hạn sẽ ảnh hưởng lớn tới làn da, sắc đẹp và thậm chí là sức khỏe của bạn. Vì vậy luôn xem hạn sử dụng của các mặt hàng cần mua là điều mỗi người cần phải làm.
Nếu chúng ta không biết rõ, việc sử dụng sản phẩm quá hạn, hết date sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra một số tác dụng phụ. Thật đáng sợ khi hậu quả là không thể thấy rõ mà ảnh hưởng theo gian do việc sử dụng quá hạn, chất lượng không còn đảm bảo.
Một số cách ghi hạn sử dụng của nước ngoài
Xu hướng dùng hàng nhập khẩu từ nước ngoài vẫn luôn hot, bởi tính chất ưa ngoại – vì chất lượng tốt (tâm lý của người dùng bao giờ cũng vậy). Tuy nhiên rào cản về ngôn ngữ, quy tắc về các ký hiệu, con số, khiến chúng ta khó khăn trong việc xem hạn sử dụng của chúng.
Nhưng không vì thế mà các bạn xem nhẹ việc này, bởi lẽ sử dụng sản phẩm hết hạn gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, phản tác dụng so với mong muốn mà nó mang lại.
Nếu mỹ phẩm của một nước nào đó, xuất khẩu qua nước khác thì phải áp dụng những tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nước đó đặt ra. Ngoại trừ hàng xách tay.
Nhìn chung đa số các ký hiệu hạn sử dụng trên bao là biểu tượng, là các con số, hoặc chữ cái latinh. Nhưng nếu các bạn gặp ngôn ngữ khác, thì có thể lên google dịch trợ giúp để tìm ra ý nghĩa của các ký tự đó.
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Nhật
Theo những chuyên gia mỹ phẩm và luật hiện hành tại Nhật, các sản phẩm trang điểm sẽ không cần thiết phải in ngày sản xuất và hạn sử dụng mỹ phẩm vì họ luôn làm mới sản phẩm, chỉ cần sản phẩm không thấy mùi lạ, không bị đổi màu, không bị vón cục hoặc vữa ra thì bạn vẫn có thể dùng bình thường.
Tuy nhiên đó là đối với thị trường nội địa, còn hàng xách tay trôi nổi thì lại cần thiết, thông qua batch code để kiểm tra lô sản xuất và barcode để có thông tin sản phẩm.
450 – 459 & 490 – 499 GS1 Nhật Bản (Japan) đầu số mã vạch của Nhật.
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Pháp
Tương tự, trên bao bì mỹ phẩm của Pháp sẽ có dòng “hạn sử dụng sau khi mở nắp” (PAO) và “thời hạn sử dụng tốt nhất” (Date of minimum durability).
300 – 379 GS1 Pháp (France) mã vạch sản phẩm của Pháp.
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Hàn
Các dòng sản phẩm hàn thường là toàn bộ tiếng hàn, nếu sản phẩm bạn là hàng xách tay, không có phiên dịch từ nhà nhập khẩu thì cần lưu ý các con số, ký hiệu.
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Thái Lan
Mỹ phẩm Thái Lan đơn giản nhất đó chính là nhìn vào ngày sản xuất (MFG) và hạn sử dụng (EXP) được in trên bao bì. Với cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Thái Lan, bạn cũng đọc theo thứ tự ngày/tháng/năm.
885 GS1 mã vạch sản phẩm của Thái Lan (Thailand)
Cách xem hạn sử dụng mỹ phẩm Đức
Đức nổi tiếng về hàng hóa cực kỳ bền và chất lượng, thì mỹ phẩm của nó cũng mang một phần nào mang tính chất con người Đức. Việc check hạn sử dụng đảm bảo sản phẩm tốt nhất với cách tương tự sản phẩm của các nước khác.
400 – 440 GS1 mã vạch sản phẩm của Đức (Germany)
Bản quyền thuộc về chatluongthucpham. Nếu bạn copy xin hãy để nguồn link.
Chia sẻ điều này:
Share
Cập nhật thông tin chi tiết về Xem Hạn Sử Dụng Mỹ Phẩm Thái Lan Sao Cho Đúng? trên website Grandesecole.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!